Cư xử có văn hóa không phụ thuộc vào trình độ hay chức vụ

Hạnh phúc của cả đời và sự bền vững hôn nhân của vợ chồng không phụ thuộc vào đám cưới của họ to hay nhỏ
Hạnh phúc của cả đời và sự bền vững hôn nhân của vợ chồng không phụ thuộc vào đám cưới của họ to hay nhỏ
(PLVN) - Cưới được coi là việc hỷ – vui và cũng là chuyện hệ trọng của mỗi con người trong quan niệm truyền thống: quan, hôn, tang, tế (trưởng thành, cưới, chết, thờ cúng), những việc này luôn luôn là lễ trọng. Dẫu thời cuộc có đổi thay thì nghi thức cưới hỏi vẫn giữ những bước cơ bản nếp xưa, dẫu có “tinh giản” ít nhiều.

Tuy nhiên, cũng tùy thời và tùy hoàn cảnh mà lễ cưới được tổ chức trang trọng hay đơn giản nhưng rõ ràng, hạnh phúc của cả đời và sự bền vững hôn nhân của vợ chồng không phụ thuộc vào đám cưới của họ to hay nhỏ.

Thời chiến tranh những đám cưới chỉ có trà, thuốc tại sân kho hợp tác xã mà cả xóm vui. “Lúa đồng đang gặt rộ/Cau chín ngang mái nhà/Gió heo may gọi rét/Cây rơm vàng như hoa/Chú rể là bộ đội/Về phép rồi đi xa/Cô dâu bằng lòng cưới/Má ửng lên thẹn thò/... Loáng cái sân hợp tác/Đã chăng đèn kết hoa/Các cụ ông say thuốc/Các cụ bà say trầu/còn con trai, con gái/Chỉ nhìn mà say nhau...” (Phan Thị Thanh Nhàn).

Sau năm 1975, có phong trào “nếp sống mới” thực hiện với cưới xin tại ngay trụ sở UBND xã, có đến vài cặp đến đăng ký kết hôn cùng lúc, tổ chức ngay tại đó và sau đó không còn tiệc cưới nữa, kể cả vài mâm liên hoan. Nhiều cặp vợ chồng ngày đó vẫn “bách niên giai lão”, con cháu đề huề đến tận bây giờ. Theo “An nam phong tục” của cụ Phan Kế Bính thì đám cưới ngày trước thường tổ chức vào đêm, đón rước dâu ngay và “động phòng hoa chúc”.

Thời hiện đại, khi đời sống vật chất đầy đủ hơn và nhất là sống trong cảnh hòa bình thì đám cưới “nếp sống mới” không còn nữa mà thay vào đấy là phong trào “đời sống văn hóa”. Nông thôn trở lại cái mà từng bị phê phán là “hủ tục”, đám cưới kéo dài đến mấy ngày, từ dựng rạp đến dỡ rạp, mời cả xã, bất cứ thân hay sơ, ăn từ 8 giờ sáng đấn 4 giờ chiều, chia thành nhiều đợt, tệ nhất là bị mời ăn vào lúc 2 giờ chiều giữa mùa hè nóng nực, bị tra tấn chứ ăn uống vui vẻ gì.

Không còn khái niệm mùa cưới nữa, chỉ trừ tháng bảy âm lịch ra, còn mùa nào người ta cũng cưới. Đám cưới ngày càng to, thực khách mời càng nhiều.

Chán thay, những cán bộ lãnh đạo địa phương to nhỏ lại đi đầu trong chuyện này, bà con cứ thế noi theo, chiều hướng ngày càng xấu đi. Đã có chỉ thị hạn chế số lượng mâm cỗ nhưng có ai tuân thủ đâu. Nếp sống văn minh đô thị là dựng rạp cưới ra đường, cản trở giao thông, chẳng chính quyền nào can thiệp, đua nhau làm đám cưới to, hoành tráng với những dàn rước dâu bằng xe sang, mời ca sỹ “xịn” về hát.

Nông thôn thì bị tra tấn suốt đêm vì dàn karaoke trong đám cưới, ngay cả lúc ăn uống, trò chuyện mà âm nhạc chát chúa, đinh tai, nhức óc vẫn vang lên. Đi dự cưới mà không hề biết mặt cô dâu, chú rể là sự thường. Cưới để “trả nợ miệng”, để “thu hồi vốn” và nhằm “lợi nhuận tối đa” đã trở thành mục đích chứ không đơn thuần là chuyện chia vui nữa! Đáng lạ là những địa phương, gia đình đó vẫn nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” hay cả “Xã văn hóa” nữa (?!).

Những tiền đề trên để cho thấy, trào lưu đua nhau cưới thật to, phô trương đủ kiểu đang diễn ra và không có gì khó hiểu khi đại dịch xảy ra, người ta vẫn tổ chức những đám cưới linh đình, bất chấp những khuyến cáo và chỉ thị khẩn cấp phòng chống dịch bệnh.

Tiếc thay, những người đó lại là cán bộ lãnh đạo cần thiết phải gương mẫu. Chắc chắn họ tin rằng chẳng ai dám làm gì họ cả, sự bao biện và bao che cố hữu đã khiến họ không chỉ coi thường dư luận mà cả kỷ cương phép nước. Không có sự “thông cảm” nào ở đây cả, chỉ có sự lên án và dè bỉu. Những đám cưới như thế liệu có vui gì?

Đã có khái niệm “cưới chạy tang”, “cưới chạy thai” (bác sỹ bảo cưới) và bây giờ phải chăng lại xuất hiện “cưới chạy dịch”. Bên cạnh đó, những công dân bình thường hoặc hoãn cưới, hoặc tổ chức gọn nhẹ, chứng tỏ ý thức của họ hơn hẳn mấy ông “quan” hợm hĩnh kia. Họ đâu có cần đến thứ giấy khen biểu dương vì việc làm hết sức bình thường, hợp đạo lý và tuân thủ phép nước giữa mùa đại dịch này!

Thế mới rõ cách ứng xử văn hóa không lệ thuộc vào “trình độ văn hóa” hay làm “quan” hoặc tâm lý bầy đàn mà ở trong ý thức và nhân cách mỗi con người. Giả sử, nếu khen thưởng hay biểu dương về các ứng xử này thì đó là sự xúc phạm đến những người tự trọng, có văn hóa, ngược lại, nếu không xử lý đến nên đến chốn những người cố tình vi phạm quy chuẩn sống trong đại dịch thì cũng là sự xúc phạm không nhỏ đến những người tuân thủ pháp luật và tôn trọng mọi người chung quanh.

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.