Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7/2024

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.

Theo đó, Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể, Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định rõ về điều kiện, mức hỗ trợ cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ.

Theo quy định, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở không được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP; cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ; tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

Về mức hỗ trợ, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Bên cạnh đó, Nghị định 42/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ về điều kiện, mức hưởng chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách do ngân sách địa phương bảo đảm.

Nghị định 42/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.