VKSND Tối cao: Trả lời về một vụ án “cố ý làm trái” tại tỉnh Sơn La

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - VKSND tối cao vừa có văn bản thông báo kết quả giải quyết đơn khiếu nại của ông Lường Văn Định (ngụ tổ 1, phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) sau khi nhận được đơn kèm tài liệu liên quan do Báo PLVN chuyển đến.

Trước đó, Báo PLVN nhận được đơn của ông Lường Văn Định có nội dung đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm 23/2018/HSPT ngày 25/1/20218 của TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết án ông Định về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; xảy ra tại công trình xây dựng nhà tái định cư và các công trình công cộng khu Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai.

Công văn VKSND tối cao gửi Báo PLVN. (Ảnh: Hồng Thương)

Công văn VKSND tối cao gửi Báo PLVN. (Ảnh: Hồng Thương)

Sau khi tiếp nhận đơn và nội dung phản ánh của công dân, Báo PLVN đã có Công văn 1034/CV-PLVN-BBĐ gửi Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị xác minh, giải quyết theo quy định.

Ngày 15/4/2024, VKSND tối cao có Văn bản 1449/VKSTC-V7 gửi Báo PLVN thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của ông Định. Văn bản nêu, năm 2020, VKSND tối cao từng nhận được đơn của ông Định và đã trả lời đơn ông Định tại Công văn 5103/VKSTC-V7 ngày 10/11/2020.

Không đồng ý với kết quả giải quyết đơn, ông Định tiếp tục gửi đơn đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm 23/2018/HSPT. VKSND tối cao đã xem xét lại và có Công văn 1425/VKSTC-V7 ngày 12/4/2024 trả lời ông Định.

Công văn 1425 cho biết, sau khi nghiên cứu nội dung đơn, tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, VKSND tối cao nhận thấy: Căn cứ lời khai của ông Lường Văn Định; lời khai của các bị cáo Đinh Bá Vương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phú Động, Lù Văn Bình; lời khai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; vật chứng thu giữ, kết luận giám định và các tài liệu, chứng cứ trong vụ án; có đủ cơ sở xác định:

Với chức danh là Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, ông Định được ủy quyền là chủ đầu tư (dự án san ủi nền nhà 6 điểm tái định cư và san ủi mặt bằng các công trình công cộng khu Phiêng Nèn). Ngày 3/7/2009, ông Định đã ký Quyết định số 1653/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ dự án trên với tổng dự toán kinh phí 12,236 tỷ đồng. Sau đó, dù Ban Quản lý dự án không có tờ trình báo cáo chủ đầu tư về lý do điều chỉnh, không có hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán điều chỉnh của đơn vị tư vấn thiết kế, không có biên bản nghiệm thu khối lượng phát sinh; nhưng ngày 23/9/2009, ông Định đã ký Quyết định 2439/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ điều chỉnh dự án với tổng dự toán kinh phí 16,5 tỷ đồng.

Trên cơ sở Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án này, Nguyễn Thị Thanh Hương chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ thanh toán khối lượng khống đề nghị Ban Quản lý dự án thanh toán. Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng - Sở Xây dựng kết luận số tiền thiệt hại thực tế mà chủ đầu tư đã thanh toán cho đơn vị thi công là 826 triệu đồng.

Như vậy, ông Định đã thiếu trách nhiệm khi ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án từ mức tổng dự toán kinh phí 12,2 tỷ đồng lên 16,5 tỷ đồng nêu trên. Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án do ông Định ký là căn cứ để đơn vị thi công lập khống khối lượng thi công, chiếm đoạt số tiền 826 triệu đồng. Việc bị cáo Hương nộp lại số tiền đã chiếm đoạt trong quá trình điều tra là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo VKSND tối cao, tòa án cấp sơ và phúc thẩm kết án ông Định về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bạn Gia Huy (Hải Phòng) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?