'Đẻ mướn' hay dâm thư tự phát hành?

Bìa sách “Đẻ mướn” đang được rao bán trên mạng.
Bìa sách “Đẻ mướn” đang được rao bán trên mạng.
(PLO) - Thời gian gần đây, quyển sách “Đẻ mướn” trở thành một hiện tượng gây sốt cộng đồng mạng, được cư dân mạng đặc biệt quan tâm. Đáng tiếc, đây không phải là tác phẩm có giá trị văn học mà lại là “sản phẩm văn chương” đầy “sạn”, dung tục của một hot girl viết, tự in và... tự phát hành qua mạng.

Một “thảm hoạ” viết lách

“Đẻ mướn” là tên quyển sách đang gây sốt của Nguyễn Hằng My, một hot girl chuyên kinh doanh mỹ phẩm online. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một ấn phẩm văn học có chất lượng, đã được cấp phép, kiểm duyệt, ấn hành... như bao quyển sách thông thường khác. Thế nhưng, đọc “Đẻ mướn”, nhiều người đọc đã rất hoang mang vì không hiểu mình đang “thưởng thức” thể loại văn chương gì.

Quyển sách có cốt truyện khá phi logic khi kể về một cô gái trẻ làm nghề đẻ thuê để kiếm sống. Khác với thực tế, cô gái đẻ mướn này làm việc theo hình thức... ngủ với chồng chủ nhà để mang thai. Sau đó, chủ nhà và cô gái đẻ thuê ngoại tình với nhau, nhưng dưới lăng kính của tác giả đây lại là một tình yêu chân thật, say đắm, mãnh liệt... Để rồi cặp đôi ngoại tình này sau đó đã vượt khỏi rào cản hôn nhân, đến với nhau và có... kết thúc có hậu. 

Không chỉ bị phản ứng vì cốt truyện thiếu thực tế và cổ suý cho “người thứ ba”, cho hành động ngoại tình, “Đẻ mướn” còn khiến độc giả bất bình vì nó không khác gì một “dâm thư” khi ngập tràn trong những trang sách là cảnh giường chiếu, khiến độc giả có cảm giác như đang “xem phim cấp ba”. Không những thế, văn phong viết hết sức ngô nghê, vụng về kiểu “có sao viết vậy”, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả chi chít khiến quyển sách gần như trở thành một “thảm hoạ” viết lách. 

Điều đáng ngạc nhiên là “Đẻ mướn” không chỉ dừng lại là một quyển sách online, tác giả viết, độc giả giải trí chơi, mà tác giả của nó thậm chí đã in thành sách và tự rao bán rộng rãi. Khởi điểm ban đầu là viết đăng trên facebook cá nhân để tăng thu hút khách hàng, được tương tác cao nên nữ tác giả này quyết định in thành sách, tự quảng cáo trên facebook và tự phát hành, bán, giao hàng tận nơi. Sách có giá bìa 250 ngàn đồng, chưa tính phí giao hàng. Giá bán cao hơn nhiều so với các tác phẩm văn học xuất bản chính ngạch, thế nhưng số lượng đặt mua không hề ít.

Độc giả đặt mua sách chính là những “fan hâm mộ” của nữ tác giả này trên facebook và từng bị hấp dẫn bởi những chương đầu hé lộ nhiều cảnh yêu đương, thân mật của các nhân vật trong truyện. Và cho dù “Đẻ mướn” đầy rẫy lỗi từ nội dung đến văn phong, không ít bạn trẻ vẫn thi nhau tung hô đây là một quyển sách “xúc động”, “nhân văn”, “rơi nước mắt”... Hiện, theo như lời giới thiệu của Nguyễn Hằng My, nữ tác giả này đã đăng kí “độc quyền” cho sản phẩm của mình. 

Cơ quan kiểm duyệt ở đâu?

Nguyễn Hằng My cũng là tác giả của nhiều truyện ngôn tình tự viết, tự đăng trên facebook cá nhân. Hầu hết truyện của cô đều xoay quanh những câu chuyện tình sến súa, lâm li bi đát, nhiều nước mắt và cũng không ít cảnh nóng. Những truyện ngôn tình này thu hút một lượng độc giả và fan hâm mộ khá lớn.

Hiện nay, trên mạng xã hội cũng có không ít tác giả “tự phát” như thế. Đăng trên trang cá nhân, viết tuỳ ý và thoả sức, các tác giả này đều dệt nên những câu chuyện tình éo le, lắt léo, đầy nước mắt, cũng không quên thêm thắt vào đó những chi tiết giật gân, “câu view” như sex, đồng tính... Đáng nói là những thể loại truyện này lại rất thu hút sự tò mò của người đọc, nhất là các độc giả “tuổi teen”. Thực tế, những ấn phẩm không thể gọi là văn chương này rất có thể sẽ gây nên những lệch lạc trong cảm thụ văn học, thậm chí lệch lạc trong nhận thức về đời sống, về các mối quan hệ, như câu chuyện “Đẻ mướn” tung hô câu chuyện ngoại tình nói trên. 

Mạng xã hội rộng lớn và khó kiểm soát, khiến những bài viết có “mầm độc” dễ dàng được yêu thích, tung hô và phát tán. Tuy nhiên, lan truyền trên mạng xã hội, đọc online là một truyện, còn tự in  ấn, bán ra thu lợi nhuận như quyển sách “Đẻ mướn” lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Câu hỏi đặt ra là quyển sách đã được cơ quan chức năng kiểm duyệt hay chưa, và đã được cấp phép bởi các nhà xuất bản chưa? Nếu chưa, tại sao một ấn phẩm đầy lỗi, thiếu giá trị văn học, thậm chí có thể đầu độc tinh thần giới trẻ lại có thể ngang nhiên được in ấn, phát hành trên mạng xã hội như thế? Sẽ như thế nào nếu thời gian tới, hàng loạt “ngôn tình mạng” cũng được tự ý in ấn phát hành rộng rãi, chễm chệ trên kệ sách của độc giả?

Đọc thêm

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.