Bao giờ hết lãng phí trong dùng sách giáo khoa?

Bước vào năm học mới, mỗi gia đình đều phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sách vở và dụng cụ học tập cho con.
Bước vào năm học mới, mỗi gia đình đều phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sách vở và dụng cụ học tập cho con.
(PLVN) - Theo báo cáo của NXB Giáo dục thì năm 2018 đơn vị này có tổng doanh thu là 1.234 tỷ đồng xuất bản sách mới. Mặc dù vậy, hàng trăm nghìn cuốn sách giáo khoa (SGK) lại chỉ được dùng một lần rồi bỏ gây lãng phí vô cùng lớn.

Mua tiền triệu, bán đồng nát

Bước vào năm học mới, mỗi gia đình đều phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sách vở và dụng cụ học tập cho con. Ngoài những cuốn SGK bắt buộc thì còn có những cuốn sách kỹ năng mềm mà ngay cả các em cũng thừa nhận rằng rất ít khi, hoặc có những quyển không bao giờ sử dụng đến.

Những cuốn sách như vậy, đến khi kết thúc năm học lại không thể sử dụng. Trong số sách này, một số quyển quan trọng có thể để lại làm tư liệu học cho con, còn lại đều bị bỏ xó, được gom lại để bán cho đồng nát với giá chỉ 2.000 - 3.000đ/kg. 

Anh Thảo, một phụ huynh ở Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết: “Đầu năm học chi cho con khoảng hơn một triệu để mua sách vở, dụng cụ học tập. Đến khi hết năm thì bán đồng nát chứ không thể sử dụng lại được. Sách mua mất vài triệu nhưng hết năm học đành xác định làm giấy vụn, bán chỉ được vài chục nghìn”. 

“Trước khi thay sách vào năm 2001, bao nhiêu thế hệ anh chị em trong gia đình, học sinh trong nhà trường có thể để lại cho các em dùng tới khi sờn nát mới thôi. Những cuốn sách cũ có giá trị nhiều năm. Thì ngày nay, một bộ sách dùng một lần vô cùng lãng phí, và thật xót lòng khi sách còn rất mới nhưng cũng không thể sử dụng lại được nữa”. 

Sở dĩ có chuyện trên, bởi thực tế SGK hiện nay hầu hết đều có những yêu cầu như điền, viết ngay tại sách, làm bài tập ngay vào sách... Cũng chính vì thế, những cuốn sách sau một năm học đã chi chít những nét bút không thể sử dụng lại. 

Ngoài bộ sách chính còn có những sách dạy kỹ năng mềm như: rèn kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng thoát hiểm... Đành rằng, những cuốn sách đó rèn kỹ năng thật sự rất cần thiết đối với học sinh, nhưng lại rất ít khi được sử dụng bởi thời gian học theo những bộ sách chính đã kín mít.  Điều đáng nói là sách mang tính chất tham khảo nhưng lại bắt buộc học sinh phải mua.

Cùng với đó, trẻ em ở thành phố hiện nay ít có ý thức giữ gìn sách vở bởi nhiều thứ “thừa thãi”. Thế nên, những cuốn sách ngoài phục vụ học tập thì có em còn để “giải tỏa” hay thể hiện khả năng hội họa cũng như sở thích của bản thân. Và những trang sách trở nên bẩn thỉu nhem nhuốc là điều dễ hiểu. 

Nơi thừa, nơi thiếu

Ở thành thị thì dư thừa là vậy, nhưng vẫn có một số nơi thiếu SGK cho học sinh. Ở nhiều vùng khó khăn, học sinh phải dùng lại đến 80-90% sách cũ, thậm chí là cũ từ 8-10 năm. Do hoàn cảnh vất vả, lam lũ nên cha mẹ các em không thể mua một bộ sách mới cho các em, vì thế sách các em sử dụng đều là mượn từ thư viện của trường. 

Cô Thanh Hà, giáo viên Lai Châu cho biết: “Ở vùng cao, sách dùng đi dùng lại nhiều năm, chất lượng thấp, sách rách, hư hỏng nhiều. Nhà trường có tạo điều kiện để các em có đầy đủ sách đến trường, tuy nhiên chỉ đủ về số lượng chứ chất lượng thì thiếu”.

Thậm chí, nhiều nơi thiếu thốn hơn thì sách vở chủ yếu là nhờ các tình nguyện viên quyên góp được cho các em vào năm học mới. Những cuốn sách bị rách mất 9-10 trang nhưng vẫn phải dùng, vì đó là tài liệu duy nhất mà trường có để cung cấp cho các em.

Trở lại với chuyện lãng phí SGK ở thành thị, nhiều ý kiến đánh giá còn do tâm lý “dùng đồ mới” của không chỉ các em học sinh mà còn cả của những bậc phụ huynh. Có phụ huynh nghĩ “chỉ có vài chục nghìn một quyển sách không đáng bao nhiêu”, nhưng chính suy nghĩ đó lại đang góp phần vào việc gây lãng phí, không cần thiết này. 

“Đối với chính các em nhỏ, cha mẹ cần xây dựng cho các em một thói quen và suy nghĩ biết trân trọng tri thức và giữ gìn sách.Tạo cho các em thói quen ghi lại vào vở ghi hay làm bài ở vở bài tập. Sử dụng lại những cuốn sách có thể dùng được để tạo thói quen tiết kiệm một cách hợp lý cho các em.

Gom sách vở còn sử dụng được để quyên góp gửi tặng các em ở nơi còn thiếu thốn, đồng thời giáo dục ý thức các em biết sẻ chia và bảo vệ môi trường một cách tích cực”, một ý kiến đánh giá. 

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?