Xung quanh lùm xùm SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Lo ngại độc quyền mới về SGK?

Xung quanh lùm xùm SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Lo ngại độc quyền mới về SGK?
(PLVN) - Từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai lần đổi mới sách giáo khoa (SGK). Lần đổi mới thứ nhất vào năm 1981, lần thứ 2 vào năm 2004 và hiện đang bước vào lần đổi mới thứ 3 dự kiến sẽ áp dụng đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021. Nhiều ý kiến băn khoăn về sự khách quan khi Bộ GD-ĐT vừa quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung, nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK…

Thẩm định có… khách quan?

Bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục (CNGD) nhiều lần đã bị bỏ vì những lý do phi khoa học, nhưng sau đó lại được dùng trở lại vì học theo chương trình khác nhiều học sinh yếu và tái mù chữ quá, nhất là học sinh ở các tỉnh miền núi khó khăn, vùng sâu vùng xa. Lần này, thậm chí người ta còn chưa biết chương trình mới sẽ dạy thế nào đã lại đem bỏ bộ sách CNGD đi, không biết rồi mọi chuyện sẽ ra sao?

Ba bản thảo SGK Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định SGK đánh trượt vòng thẩm định đầu tiên. Khi mà một bộ sách đã trải qua hơn 40 năm thử nghiệm, được áp dụng ở 49 tỉnh thành với hơn 900.000 học sinh.

Bộ sách từng được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, được đánh giá tốt. Nhiều thời điểm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng vì có lợi cho học sinh nhưng chưa có kết luận thành công hay thất bại. Sau 40 năm, bộ sách ấy trượt vòng công nhận là SGK…

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD-ĐT), khi tiếp cận với chủ trương soạn thảo SGK mới của Bộ GD-ĐT, trong đó có đưa ra tiêu chí là soạn thảo SGK theo hướng mở, với định hướng này nhiều hy vọng SGK của GS Hồ Ngọc Đại sẽ được chấp nhận.

Thế nhưng, nội dung vẫn hướng tới sự phát triển đồng loạt, đồng đều, vì lý do này nên cả nước tới nay vẫn chỉ có chung một chương trình SGK. Nhưng quy định về một hay nhiều bộ SGK cũng phải tương thích với cách tiếp cận về năng lực của người học. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK.

Hơn nữa, các chương trình giảng dạy cũng được quy định cứng và giáo viên, học sinh phải dạy và học theo đúng chương trình trong SGK. Từ những cái chuẩn cứng được quy định, chắc chắn sẽ đẻ ra những cái chuẩn cứng trong tư vấn, thẩm định, đánh giá...

Và như thế, kết quả cuối cùng sẽ lại quay trở lại với cách tiếp cận cũ là một chương trình và một SGK. Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu nhiều SGK sẽ thất bại?

Còn GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng bày tỏ, sau lùm xùm SGK công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, ông lo ngại độc quyền mới trong lĩnh vực giáo dục. Về việc SGK công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, GS Phạm Tất Dong cho rằng đứng trên vị trí của Hội đồng thẩm định họ đã làm tròn vai.

Tuy nhiên, yếu thế của bộ SGK công nghệ giáo dục là thiếu tính đồng nhất, chỉ có một bộ sách cho lớp 1 mà không có các bộ sách nối tiếp cho các lớp tiếp theo. Như vậy, nếu học sinh học theo SGK công nghệ thì hết lớp 1 sẽ phải chuyển tiếp sang học theo SGK lớp 2 của người khác, rất bất tiện, khó khăn cho người học.

Thứ hai, nếu căn cứ trên các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm của Bộ GD-ĐT, SGK công nghệ có tới 300 điểm chưa đạt về nội dung, cũng như cách trình bày... Căn theo lỗi đánh giá này rõ ràng bộ sách rất khó được thông qua.

Bởi thế, vấn đề gây tranh cãi có lẽ không nằm ở việc bộ SGK công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại đã bị loại như thế nào mà nằm ở khung chương trình chuẩn theo Bộ GD-ĐT được xây dựng ra sao; những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng như thế nào? Tiêu chí sáng tạo được phép vượt quá chương trình khung là bao nhiêu?

Sáng tạo tới mức nào là hợp lý? Đây là điểm khiến dư luận còn băn khoăn. Ai cũng biết Hội đồng thẩm định đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn chung nhưng nếu chỉ áp theo các tiêu chuẩn cứng để đánh giá thì không khác nào đã triệt tiêu tính sáng tạo của người soạn thảo.

Kể cả về chương trình khung cũng vậy. Một người vừa xây dựng chương trình, vừa đưa ra tiêu chí đánh giá, vừa soạn thảo nội dung, lại vừa chấm điểm thì rất khó cho mình điểm kém…

Và những lo ngại về hiện tượng độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ xây dựng chương trình, xây dựng tiêu chí, chủ trì biên soạn đến phát hành đều do Bộ GD-ĐT quản lý là điều dễ hiểu. Đành rằng, trong bối cảnh hiện tại, cũng không thể mạo hiểm giao thẳng cho tư nhân mà vẫn phải bảo đảm mục tiêu cho giáo dục quốc gia.

Về lâu dài, muốn có nhiều bộ SGK, có nhiều người soạn thảo thì phải có chính sách công bằng và bình đẳng đối với những đơn vị tham gia làm SGK. Trong đó, cần quy định về trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ, SGK do Bộ soạn thảo không đạt yêu cầu, không tốt hơn so với những bộ SGK tư nhân làm thì rõ ràng Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm với Chính phủ, chịu trách nhiệm với nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư. 

Học sách công nghệ khó hay không, hãy hỏi học sinh. Ảnh minh họa.
Học sách công nghệ khó hay không, hãy hỏi học sinh. Ảnh minh họa.

Trước đó, tại buổi thảo luận về dự luật Giáo dục sửa đổi tại kỳ họp Quốc hội (QH), nội dung thẩm định, lựa chọn SGK được nhiều đại biểu QH quan tâm. Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu tỉnh Đồng Tháp, ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH đề xuất: Nên cân nhắc Hội đồng thẩm định quốc gia chương trình SGK, có thể giao cho Thủ tướng Chính phủ thành lập sẽ đa dạng thành phần hơn. Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm về tính khách quan khi thẩm định, nhất là xã hội hóa trong biên soạn sách. 

Học sinh không thấy khó, sao họ thấy khó?

Trở lại Bộ SGK Công nghệ, thầy Nguyễn Thành Nam chia sẻ, cuối 2007, sau khi xong luận án TS Vật Lý ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc Gia Cộng hòa Pháp (CNRS) về nước, thầy Nam đã có 4 năm (từ 2009- 2013) đi theo Nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm để học cách dạy học sinh tiểu học. Thời gian đó, thầy Nam hiểu ra một điều là việc dạy học sinh tiểu học hoàn toàn khác với học sinh ở các lớp trên, bởi vì học sinh tiểu học là những trang giấy trắng. 

Thêm nữa, nhiều người không hiểu khái niệm Công nghệ giáo dục mà thầy Đại dùng nên nghĩ nó giống như công nghệ trong các ngành kỹ thuật, rồi phê phán một cách rất bừa bãi và vô trách nhiệm. Công nghệ giáo dục tức là người thầy không giảng giải, mà hướng dẫn học sinh tự học thông qua hệ thống việc làm được thiết kế cẩn trọng và khoa học, sau khi thực hiện xong công việc thì các em cũng đồng thời chiếm lĩnh được khái niệm và tri thức.

Chẳng hạn như việc dạy Tiếng Việt, học sinh sẽ được hướng dẫn thực hiện các thao tác phát âm, phân tích âm và ghi lại âm bằng các con chữ, qua đó các em sẽ hiểu được cấu trúc ngữ âm của Tiếng Việt, đồng thời có thể đọc, viết dễ dàng và không bao giờ tái mù chữ.

Chương trình của thầy Đại đã được thực hiện mấy chục năm có thành tựu rõ ràng trên hàng triệu học sinh Việt Nam, vậy mà nhiều người cứ kêu nội dung này nội dung kia là quá khó với học sinh là thế nào. Học sinh không thấy khó sao họ lại thấy khó? 

Thầy Nam chia sẻ thêm, có một thực tế, ở Việt Nam, có những người làm chương trình tiểu học mà chưa bao giờ trực tiếp dạy học sinh tiểu học. Họ dựa vào chương trình nước ngoài, phiên dịch, lên khung, rồi ra lò cho giáo viên xoay xở. Và cách làm chương trình hiện tại cũng thế, vẽ ra cái khung, rồi vẽ ra SGK, nhưng khâu triển khai thực tế thì chưa biết phải làm thế nào, vì đã có ai dạy trực tiếp đâu mà biết.

Việc loại bộ sách giáo khoa của CNGD là do bộ sách đó không đáp ứng  được cái khung do Bộ GD- ĐT công bố, mà thầy Đại thì không chấp nhận đập đi xây lại bộ sách tâm huyết của mình cho phù hợp với thông tư mới của Bộ GD- ĐT, nên bộ sách bị loại là là lẽ hiển nhiên. Nó bị loại vì lý do hành chính, chứ không phải lý do khoa học.

Theo TS Nguyễn Thành Nam, vấn đề nằm ở chỗ: Đáng lý Nhà nước nên nghiên cứu để đưa ra một bộ chuẩn đầu ra của học sinh, rồi xây dựng hệ thống đánh giá học sinh để biết được đầu ra có đạt chuẩn hay không.

Các tập thể biên soạn SGK phải làm sao để chuẩn đầu ra của học sinh đáp ứng được bộ tiêu chuẩn quốc gia đó. Đằng này lại đi quy định chuẩn khung chương trình cứng ở đầu vào, thì Bộ GD biên soạn luôn sách giáo khoa cho xong, đâu cần làm nhiều bộ sách. 

Cũng tại buổi tọa đàm về SGK mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phạm Tất Thắng cho hay, bản thân bất ngờ khi nghe thông tin sách Toán và Tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Công nghệ Giáo dục bị loại.

Bởi 2 cuốn sách là công trình nghiên cứu cả cuộc đời của một nhà khoa học rất có uy tín, của một trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Sách này đã có quá trình vận hành thực tiễn ở các mức độ khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau hơn 40 năm. Theo con số thống kê, năm học 2019-2020 có khoảng 931.000 học sinh lớp 1 đang theo học 2 cuốn sách trên.

Tuy nhiên, tôi tôn trọng quyết định của Hội đồng thẩm định sách SGK quốc gia. Hội đồng thẩm định theo Thông tư 33 của Bộ GD- ĐT, tức thẩm định SGK đáp ứng chương trình phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của QH. Mà chương trình mới khác cơ bản về cách tiếp cận, cách thức thể hiện chương trình cũng như nội dung cơ bản so với chương trình và SGK cũ”, ông Phạm Tất Thắng nói.

Xung quanh vấn đề này, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết, việc thẩm định SGK mới theo đúng tiêu chí Thông tư 33 của Bộ GD-ĐT ban hành, bao gồm 13 tiêu chí và 4 tiêu chuẩn. Vừa qua, 3 nhà xuất bản gửi 5 bộ bản thảo SGK và Hội đồng thẩm định đều dựa trên Thông tư 33 để thẩm định.

Những bản thảo SGK được đánh giá là không đạt hay đạt nhưng cần sửa chữa đều có quyền chỉnh sửa và nộp lại cho hội đồng để thẩm định lại. Hội đồng thẩm định được thành lập dựa trên quy trình chặt chẽ, có giáo viên, nhà quản lý, nhà khoa học chuyên sâu, có đại diện 3 miền, vùng khó khăn.

Có 15 ngày để hội đồng tiếp cận với bản thảo SGK và 7 ngày để các thành viên hội đồng thảo luận với nhau trước khi đưa ra quyết định…

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.