"Ghi nợ" để bồi dưỡng cho cán bộ trạm cân

Khoản chi phụ cấp cho lực lượng xử phạt trực tiếp hiện chưa có quy định cụ thể
Khoản chi phụ cấp cho lực lượng xử phạt trực tiếp hiện chưa có quy định cụ thể
(PLO) - Nhiều địa phương đang tỏ ra lúng túng vì hiện nay chưa có quy định bồi dưỡng cho lực lượng thực hiện việc  kiểm soát tải trọng xe và thực thi về an toàn giao thông nói chung. Khó khăn đến mức, để có kinh phí cho các đoàn tuần tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông, có nơi phải ghi nợ tiền xăng của doanh nghiệp. 
Xử phạt 1.600 tỷ đồng từ vi phạm giao thông
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), 6 tháng đầu năm, các lực lượng tuần tra, kiểm soát đã tiến hành lập biên bản hơn 2 triệu trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xử phạt 1.600 tỷ đồng. Theo quy định, các địa phương được giao quản lý, sử dụng 30% số kinh phí này cho việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 
Tuy nhiên, việc sử dụng số kinh phí này tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng vì thiếu quy định cụ thể, khiến cho hoạt động tuần tra, kiểm soát, nhất là việc đảm bảo hoạt động tại các trạm kiểm soát tải trọng phương tiện gặp khó khăn.
Đơn cử như tỉnh Cà Mau, năm 2014 địa phương này được giao quản lý, sử dụng 16,7 tỷ đồng, trong khi đó năm 2013 địa phương này chi hết 35 tỷ đồng. Dự toán năm 2014 lên tới 56,4 tỷ, nhưng chỉ được cấp 16,7 tỷ đồng. Nhu cầu chi rất lớn nhưng cấp như thế không thể đảm bảo. Tình thế có thể buộc phải giảm bớt lực lượng ra quân, giảm bớt lực lượng xuống đường làm nhiệm vụ. Nhưng nếu giảm bớt lực lượng tuần tra thì tai nạn có nguy cơ tăng trở lại. 
Trước bất cập này, Cà Mau mới đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh lại mức chi cho hợp lý, bởi mức chi như hiện nay không thể đảm bảo chi bồi dưỡng cho các lực lượng làm nhiệm vụ, chẳng hạn lực lượng Cảnh sát Giao thông, Thanh tra Giao thông... 
Tiếng là thành phố nhưng phải “ghi nợ” doanh nghiệp
Cùng cảnh ngộ với Cà Mau, 6 tháng đầu năm 2014, TP.Cần Thơ thu được trên 37 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhưng địa phương không sử dụng được, thậm chí tiền xăng cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát cũng thiếu. 
“Anh em đang thiếu xăng. Tiếng là thành phố nhưng tiền xăng vẫn còn nợ doanh nghiệp vì không có tiền để chi. Do đó tôi đề nghị Bộ Tài chính cho các tỉnh để lại tự sử dụng và kiểm soát qua tình hình sử dụng. Chứ giờ cơ chế hiện nay nộp về Bộ Công an 70%, để lại 30% nhưng rất khó chi” - ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nêu thực trạng. 
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Vi Văn Thanh, việc xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông thì cần lấy chính kinh phí đó phục vụ hoạt động đảm bảo an toàn giao thông. “Ít nhất cũng phải đảm bảo xăng cho quá trình hoạt động của các lực lượng tuần tra, kiểm soát, nhưng việc chi theo quy định của Bộ Tài chính cũng rất khó khăn” - ông Thanh cho biết. 
Theo Thông tư 53 hướng dẫn thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong 30% kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông để lại cho các địa phương, có 8 khoản chi, trong đó có phần chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm; chi phụ cấp cho lực lượng xử phạt trực tiếp. 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung thừa nhận hiện nay riêng khoản chi phụ cấp cho lực lượng xử phạt trực tiếp thì chưa có quy định cụ thể./.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.