“Ghi điểm” với xã hội bằng những mô hình, sáng kiến tích cực

Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa phường Phú Diễn, Hà Nội
Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa phường Phú Diễn, Hà Nội
(PLO) - Có thể nói, năm 2015 thực sự là một năm sôi động của ngành Tư pháp khi gắn chặt với nhiều sự kiện lớn của đất nước. Và trong không khí sôi động ấy, nhiều mô hình, sáng kiến trong công tác tư pháp tiếp tục được triển khai trong thực tiễn nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân.
Giải quyết “điểm nóng” về chậm cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Được hình thành trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, giải pháp “Kiềng ba chân: Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia, Bộ Tư pháp - Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Bộ Công an (C53) - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” thể hiện quyết tâm chính trị cao của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc rút ngắn thời gian cấp Phiếu LLTP cho người dân, giải quyết cơ bản tình trạng chậm cấp Phiếu LLTP tồn tại trong thời gian vừa qua. 
Mô hình “Kiềng 3 chân” có thể nói ngắn gọn là dùng phần mềm “tra cứu án tích” kết hợp với máy scan tốc độ cao để truyền trực tiếp (qua internet) yêu cầu tra cứu thông tin LLTP và hồ sơ của đương sự từ Sở Tư pháp về C53 Bộ Công an và Trung tâm LLTP quốc gia. C53 có trách nhiệm tra cứu và trả kết quả xác minh án tích về Trung tâm LLTP quốc gia qua internet ngay trong ngày. Sau khi rà soát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của trung tâm, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia sẽ ký công văn trả lời kết quả tra cứu, xác minh rồi truyền qua internet về Sở Tư pháp các địa phương.
Kết quả thử nghiệm bước đầu rất khả quan, theo so sánh của Trung tâm LLTP quốc gia, nếu trước đây hồ sơ giải quyết chậm thì nay 100% hồ sơ gửi về Trung tâm LLTP và C53 tra cứu, xác minh đều được trả kết quả về Sở Tư pháp trong thời hạn pháp luật quy định. 
Nhiều trường hợp chỉ hết 2 - 3 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu yêu cầu tra cứu, xác minh qua mạng internet (luật quy định là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ đối với các trường hợp không phức tạp). Qua gần 1 năm triển khai, đến nay, việc thí điểm đã được mở rộng tại hơn 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 4 vạn Phiếu LLTP đã được cấp cho người dân trong thời hạn pháp luật quy định. 
Bên cạnh đó, trên cơ sở Đề án cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến tại Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính tại Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang và Bình Dương đã bước đầu được triển khai thực hiện hiệu quả. 
Với các dịch vụ này, công dân hoặc người nước ngoài đã từng sinh sống tại Việt Nam dù đang ở bất cứ địa phương nào hoặc đang ở nước ngoài, ngoài phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu LLTP trực tiếp tại trụ sở cơ quan Sở Tư pháp hoặc Trung tâm LLTP quốc gia như hiện nay, đều có thể lựa chọn một trong hai phương thức cấp Phiếu qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký cấp Phiếu trực tuyến với thủ tục đơn giản, thao tác dễ dàng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Người dân hồ hởi đón nhận mô hình khai sinh “3 trong 1”
Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg về “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. 
Việc Thông tư liên tịch được ban hành và triển khai thực hiện đã thay đổi một cách căn bản quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm quyền lợi của trẻ em. Đây là bước cải cách thủ tục hành chính mang tính nhân văn cao, tạo sức lan tỏa và sự đồng tình rất lớn trong xã hội. Bên cạnh đó, giúp đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tư pháp, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân.
So với quy định trước đây, Thông tư liên tịch 05 đã mang lại lợi ích thiết thực, giảm thời gian và số lần đi lại của người dân đáng kể. Cụ thể, trước đây khi chưa thực hiện liên thông 3 loại giấy khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, người dân muốn làm thủ tục cho con, cháu mình phải đi lại ít nhất là 6 lần, và thời gian chờ giải quyết phải mất 60 ngày, thậm chí lâu hơn. 
Còn hiện nay, người dân chỉ đến 2 lần để nộp hồ sơ và lấy kết quả, thời gian giải quyết thủ tục theo quy định là 27 ngày. Tuy nhiên, nhiều xã, phường đã giải quyết nhanh gọn, trả kết quả cho người dân trong 5 - 7 ngày, thậm chí yêu cầu hồ sơ nào trả chậm, lỗi hẹn với người dân ở khâu nào thì cán bộ phụ trách lĩnh vực đó phải xin lỗi dân.
Điều đáng nói, việc thực hiện thông tư các thủ tục chuyển do cán bộ một cửa (hoặc tư pháp) đảm nhiệm, chính vì thế người dân sẽ không phải nộp bản sao, đồng nghĩa với việc không mất thêm chi phí. Tích cực hơn, khi hồ sơ đưa được về một đầu mối (UBND xã, phường nhận hồ sơ - thực hiện các khâu trung gian và trả kết quả cho người dân) thì cũng đồng nghĩa với việc giảm tải cho ngành Công an, Bảo hiểm xã hội về chi phí và nhân lực tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
Không những tiện lợi, rút ngắn thời gian đi lại, giảm một khoản chi phí nho nhỏ cho mỗi người dân trong việc làm thủ tục giấy tờ, Thông tư liên tịch 05 đã “cởi trói” khỏi tính bắt buộc trước đây đối với người dân khi làm thủ tục. 
Ông Dương Nguyên Thái - một trong những người đầu tiên được hưởng lợi từ mô hình “3 trong 1” khi làm khai sinh cho cháu tại phường Cầu Diễn (Hà Nội) cho biết: Trước đây, việc đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh phải lên Công an quận, còn giờ chỉ việc đến phường, xã là làm được cả 3 thủ tục. Bây giờ người dân có quyền lựa chọn các hình thức làm giấy khai sinh theo ý muốn: có thể làm một thủ tục giấy khai sinh, “2 trong 1” đối với giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế, hoặc là “3 trong 1” gồm giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú...
Tại một số địa phương, điển hình là Hà Nội còn triển khai mô hình này với cách làm mới, được người dân đón nhận. Chẳng hạn như ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), cùng với thực hiện mô hình khai sinh “3 trong 1” theo tinh thần Thông tư liên tịch 05, UBND quận còn có thêm Hướng dẫn số 159 áp dụng thêm việc liên thông với 2 thủ tục là đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú; cấp lại bản chính khai sinh. 
Nói về tiện ích của mô hình này, đại diện quận Nam Từ Liêm cho biết: mô hình này không chỉ thuận tiện cho người dân mà cho cả công tác quản lý của Nhà nước. Trước đây, có không ít người đến làm giấy khai sinh xong lại không đăng ký thường trú, hoặc đến khai tử nhưng không đăng ký xóa thường trú nên đôi lúc công tác cập nhật thông tin, quản lý hộ khẩu chưa kịp thời. Nhờ áp dụng mô hình này, đến nay đã có hàng trăm trường hợp đăng ký giải quyết thủ tục khai sinh theo quy trình này.
Đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng bất động sản
Trên thực tế, thông qua việc kiểm tra công tác đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại các địa phương và qua phản ánh của người dân khi thực hiện đăng ký thế chấp cho thấy thời hạn đăng ký thế chấp tại nhiều địa phương còn bị kéo dài quá lâu. 
Có những nơi như Hà Nội, TP HCM… là những thành phố lớn, hàng ngày tiếp nhận lượng hồ sơ đăng ký tương đối lớn, dẫn đến việc không thể giải quyết tất cả các hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm theo thời hạn quy định, nhiều hồ sơ quá hạn. Cá biệt có nơi quy định thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 
Việc kéo dài thời hạn giải quyết không đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do thông tin về bất động sản còn lưu trữ thủ công, chủ yếu trên sổ giấy, trong khi đó việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ chủ yếu vẫn được thực hiện trực tiếp. Vì vậy, các Văn phòng đăng ký mất nhiều thời gian để tra cứu, thao tác đăng ký. Ngoài ra, cũng có tình trạng do cơ quan đăng ký gây nhũng nhiễu với khách hàng. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đang tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là hết sức cần thiết.
Với mô hình đăng ký trực tuyến này, việc đăng ký được thực hiện thông qua việc kiểm tra đơn kê khai trên hệ thống, đối chiếu với các thông tin của giấy tờ được gửi trên hệ thống với thông tin có trong hồ sơ địa chính và cập nhật nội dung đăng ký vào hệ thống. 
Nổi bật hơn cả, mô hình này sẽ giúp người yêu cầu đăng ký không mất thời gian phải đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai mà ngồi bất kỳ nơi đâu cũng có thể truy cập và đăng ký trên hệ thống online. Đây cũng chính là giải pháp hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào quy trình đăng ký mà sự can thiệp này có nguy cơ cao dẫn đến tiêu cực. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.