Dưới dòng trôi

Dưới dòng trôi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 1. Tôi không muốn về ngủ. Khó ngủ là chuyện thường của người có tuổi. Nghĩ đến chuyện người vừa được tôi vớt lên bị nẫng mất đồng hồ và nhẫn, máu tôi sôi lên.

Tôi tiến gần hơn cây cầu lịch sử. Muỗi vo ve bay bên người. Bước chân rơi trong đêm, kêu thình thịch. Nhìn về phía cây cầu, tôi thấy một cô gái đứng ở tư thế chênh vênh. Cô quá nhỏ bé trước dòng sông, cây cầu và cả màn đêm thành phố. Với sự bất động kia, kinh nghiệm cho tôi thấy có chuyện chẳng lành. Một vài người đi xe máy có dừng lại quay sang phía cô gái. Chắc họ bảo cô về hoặc đừng làm trò dại dột. Tôi vạch cỏ tiến đến gần chỗ cô đứng, với ý định không để cô gái biết, nhưng sẽ chọn đến một vị trí gần điểm mà nếu cô buông tay, rơi xuống thì tôi có thể nhanh tay cứu cô.

Mấy chục năm tạm bợ nơi bãi sông này, tôi đã gặp hàng trăm kiểu chết, cách nhảy cầu. Có người già, trẻ. Có trai, gái. Có giàu, nghèo. Có cô gái chết khi tôi vớt lên mặt vẫn còn tươi tắn, phấn còn thắm ở bờ môi. Mỗi cái chết trôi sông đều phần nào cho thấy thân phận chủ nhân. Giàu hoặc nghèo, luộm thuộm hoặc chỉn chu. Nhiều người trong số họ hẳn vì những phút tuyệt vọng và quyên sinh. Cũng có người là nạn nhân của một vụ án giết người nào đó, rồi bị phanh thây, chặt nhỏ các bộ phận, thả sông. Mỗi người một kiểu nhưng họ giống nhau vì đều là nô lệ cho cái chết. Chúng ta rồi ai cũng phải chết, nhưng đâu là cái chết vinh quang, có ý nghĩa? Cuộc đời tôi khổ nhiều rồi. Những người đã quyên sinh chắc gì khổ hơn tôi. Tôi vào sinh ra tử ngoài chiến trường. Cả tiểu đội ngày đó hy sinh, tôi lạc đường lang thang ở nước bạn mấy năm. Khi tìm được nơi có người dân mình thì cũng đã mất hết giấy tờ, gầy và đen như quỷ đói. Sau khi được người địa phương chăm sóc, khỏe lại, tôi tìm đường trở về địa phương, nhưng không được tôn trọng, anh em, họ hàng cũng ly tán, tôi đành bỏ đi. Sau vài năm phiêu bạt, tôi đã tìm đến gầm cầu này, sống bằng nghề nhặt rác rồi tìm thấy sự hào phóng của bờ bãi và dòng sông. Bờ bãi đã mở vòng tay ôm lấy tôi, rồi ôm lấy nhiều số phận khác từ bốn phương trời, để giờ thành xóm ngụ cư. Nếu dễ dàng tìm đến cái chết thì tôi đã làm cả chục lần rồi. Đã chết rục xác từ lâu. Tôi cũng từng chẳng có gì trong tay, chẳng nhà cửa, người thân, mà giờ vẫn sống đấy thôi. Đối diện với khó khăn, tuyệt vọng và tìm ra lối thoát, có lẽ là cách làm dũng cảm nhất.

Cách đây chừng hai tháng, tôi cứu sống một cô gái, cũng đứng ở vị trí cô gái hiện tại đang đứng. Cô mặc váy trắng đẹp một cách tinh khôi. Lần đó, đoán cô sắp sửa thả mình, tôi hộc tốc chạy về phía ấy. Sau hồi vật lộn với dòng nước, tôi đã đưa được khuôn mặt cô lên khỏi mặt nước. Khi vác cô lên vai, nước trong miệng cô ào ra, tôi biết cô sẽ sống. Tôi chạy nhanh hơn khi ở trên nền cát, cô gái nôn nước và bắt đầu ho. Tôi đặt cô ngồi xuống, rồi để cô nôn sạch nước. Cô lấy tay chặn ngực cho đỡ ho. Bình tâm lại, cô vừa thở vừa nhìn tôi. Chưa bao giờ tôi thấy một khuôn mặt đẹp như vậy, giống như thánh nữ. Cô gái hỏi: “Cháu đã chết chưa ông ơi?”. Tôi phì cười: “Cô chưa ra ma, nhưng gặp tôi, tôi xấu xí khác gì ma”. “Vậy là cháu chưa chết”. “Chưa”. “Sao ông không để cháu chết đi”. Tôi gắt: “Mày ngu lắm. Mày xinh xắn thế. Đời còn dài, cái gì cũng có cách giải quyết, sao phải chọn cách ngu nhất! Mày định cướp một khối tài sản, một tình yêu lớn của người sinh ra mày ư?”. Cô gái òa khóc. Sau đó trở về, cô gái yêu bản thân hơn. Cô còn trở lại xóm bãi, tặng thêm sách cho thư viện để lũ trẻ xóm bãi có sách đọc. Cô còn cảm ơn tôi một bộ lọc nước để gia đình tôi có nước sạch dùng.

2. Tôi đã vớt được hàng trăm người ở đây. Ai may mắn có giấy tờ tùy thân thì có người nhà đến nhận. Còn những người không rõ thông tin, chúng tôi tập kết chôn ở khu mộ vô danh, mé tây. Tôi làm việc nghĩa, là nghiệp chứ không phải nghề. Nhưng nhiều người biết ơn tôi vì đã cứu sống họ lúc họ tuyệt vọng nhất.

Lại nói đến chuyện hàm ơn. Ba năm trước, tôi cứu một thanh niên phút yếu lòng vì bị bạn gái phản bội, đã thả mình xuống dòng nước. Hôm đó nước sâu, phải nhờ thêm chiếc tàu cát đi qua giúp tôi mới đưa được chàng trai lên. Chàng trai tên Sơn, vâm váp khỏe mạnh lắm, nhưng không biết bơi. Sau này Sơn làm kinh doanh, có vợ cực xinh. Nhớ ơn tôi nên đã trở lại tìm. Sơn nói: “Không có bác ngày đó, con chẳng biết đã biến thành ma ở phương nào. Đúng là dại dột. Cha mẹ ban cho mạng sống, nhưng tuổi trẻ chúng con đã từng có phút giây nghĩ quẩn”.

Biết mình dại và phấn đấu là tốt rồi. Nhưng cuộc đời mà, cái chết, sự cùng quẫn, tuyệt vọng vẫn đeo bám đám thanh niên và bất cứ ai từng đầy ước mơ và hoài bão, nhưng lâm vào đường cùng hoặc chông chênh. Nhiều bạn trẻ đưa nhau đến cây cầu này, hóng gió, thề non hẹn biển. Hình ảnh tuyệt đẹp diễn ra ở đây rồi trong lúc tuyệt vọng nhất cũng đến đây tìm cái chết. Cây cầu cổ kính hấp dẫn bọn trẻ đến thế ư!

Tôi ngước lên cầu. Thấy một cô gái trẻ trèo qua thành cầu. Dưới sông thi thoảng vẫn còn tàu thuyền xuôi ngược. Tiếng máy rì rì xen tiếng gió. Trăng lặn. Tai cô gái lặng đi. Cô đã đứng ở đây hàng giờ. Nam thanh, nữ tú hóng mát, dạo chơi trên cây cầu lịch sử đang dần tản mản các ngả phố. Nhiều người biết cô đứng ở đây đã lâu. Có người nghĩ cô ngắm cảnh. Người khác nghĩ cô nghiền ngẫm sự đời. Một số nghĩ cô đang chán đời. Vừa nãy một người trung tuổi đi sát vào nhắc: “Đừng làm gì dại dột nhé cháu. Đời còn đẹp lắm!”. Anh ta nói vậy vì hiểu ý định của cô gái. Cô nhủ: “Thì mặc người ta. Mắc mớ gì…”. Nghĩ thế rồi, cô nhếch mép. Nước mắt lại chắt ra. Ừ thì từ tối giờ, chỉ có những tiếng xì xào, vài cái chỉ trỏ kèm ánh mắt tò mò đi qua, nay mới có một câu nhắc, coi như đồng loại vẫn còn người dám… nhắc mình. Cô lại nhếch mép. Và cô buông tay.

3. Tôi cố lao ra chỗ cô gái vừa rơi xuống. Nước xiết quá. Nước cản tôi tiến về phía ấy. Đêm và nước làm tôi yếu đi. Phải cứu lấy cô gái. Cô ấy còn rất trẻ. Cô ấy vùng vẫy trong nước. Cô ta không biết bơi. Trên cầu hình như có người đang nhìn xuống. Họ biết tôi ở dưới này, đang tìm cách cứu cô gái.

Cô gái quẫy đạp khiến tôi khó khăn trong tiếp cận. Tôi túm được chân cô. Nước chảy quá nhanh khiến cô tuột khỏi tay. Với kinh nghiệm nhiều năm trên sông, tôi lao theo, ngụp xuống, chộp lại chân cô gái.

Giờ tôi giữ chặt, tìm cách ôm người, để đầu cô gái nhô lên khỏi mặt nước, đưa vào bờ. Trên cầu có người hét. Tôi nghe không rõ. Chắc họ hét lên vì tôi đã tiếp cận được cô gái. Cô gái đã lả đi. Phải đưa nhanh cô gái vào bờ kẻo không kịp. Tôi làm thuần thục mọi chuyện. Bế vác, chạy cho nước ộc ra. Chạy chừng vài chục mét đã thấy nước ồng ộc chảy, lẫn với nước chắt từ áo quần. Cô gái đã cựa quậy và ho. Sống rồi. Tôi nhủ. Tôi để cô ngồi xuống. Cô gái ho khù khụ, khạc ra nước và bọt.

- Tôi cứ tưởng cô không dám nhảy.

Cô gái sợ hãi nhìn tôi. Phải rồi. Sau cả tiếng đồng hồ đấu tranh tư tưởng, đến lúc quyết định buông bỏ mọi thứ, nghĩ rằng đời thế là hết, nhưng rồi lại ngồi đây, trước một lão già đen đúa, ướt lướt thướt, cô không tránh khỏi vừa sợ vừa ngại. Tôi định thần:

- Cháu dại dột quá. Nếu không có bác thì cháu đã bị sông nuốt trôi rồi. Thôi được rồi, cháu có vẻ lạnh, giờ về nhà bác, lấy đồ của vợ bác thay ra, mai ta tính tiếp.

- Cháu không đi đâu, cháu muốn chết, cháu…

Tôi biết, mình phải làm tư tưởng thật tốt. Sau cú suýt chết, những cô gái trẻ như thế này sẽ không đủ dũng khí để tiếp tục lao xuống sông. Chí ít là đợi đến hôm khác.

- Bác biết, cháu là người đàng hoàng, tử tế. Bác cũng vậy. Bác cũng từng cứu được một người và người đó giờ làm vợ bác. Chúng ta chẳng ai trốn được hiện thực cả, nhưng đều có thể chọn cho mình một cách vượt qua hiện thực tốt nhất. Dù cháu muốn chết vì điều gì thì cũng đều phạm tội bất hiếu với cha mẹ. Nào, ta về nhà bác thôi.

- Nhưng cháu, cháu chả còn gì…

- Được rồi. Ngày mai, bác sẽ cho cháu gặp những người khổ gấp nhiều lần cháu. Nhưng họ vẫn khát sống trên chính cái bãi nổi này. Chẳng ai bỏ rơi cháu cả. Có gì mai ta nói chuyện thêm, cháu sẽ hiểu hơn về bác, về cuộc đời.

Cô gái òa khóc, nhưng khi tôi kéo tay thì cô nghe theo.

4. Trở về ngôi nhà tạm bợ, làm theo kiểu nhà sàn của vợ chồng ông trưởng xóm bãi, cô gái được thay quần áo khô. Vợ chồng ông nhường cho cô nằm trong màn để tránh muỗi. Đêm đó cô ngủ yên. Sáng hôm sau, vợ chồng ông lão nấu cháo, cả nhà ăn, rồi ông gọi những người dân xóm tạm đến nói chuyện. Cô gái không ngờ, ở giữa sông, giữa bãi nổi lại có những số phận như vậy. Cô thấy mình biết ơn xóm bãi, những người vô gia cư nghèo khổ. Cô cũng biết ơn vị nước dưới lòng sông ngầu đỏ, vị cát mịn màng đã làm cô tỉnh ngộ, hiểu rằng đàn ông không đáng để cô phải chết và cuộc đời có nhiều điều phải bận tâm. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải yêu bản thân mình. Ân nhân có một anh con trai vâm váp lành hiền, cô đã làm con dâu xóm bãi. Anh chàng hết mực yêu cô và yêu đứa con trong bụng cô. Thật may trong đêm quyên sinh, em bé không bị ảnh hưởng. Ông lão cũng mừng lòng vì cô gái đã chịu ở lại, làm con dâu ông. Sau này, ông hỏi: “Vì sao con chấp nhận làm dâu ta, làm dâu xóm bãi, dù nơi này quá nghèo?”. Cô gái thưa: “Con đã chết một lần. Bố là người đã sinh ra con lần hai, đã cưu mang, cho con còn thấy cuộc sống có giá trị”.

Một cái kết khác: Cô gái ổn định tinh thần. Thời gian sau, cô bị kỳ thị vì có thai ngoài ý muốn. Cô thấp thểnh đi tìm người yêu cũ để nói chuyện, cứu vãn tình hình. Nhưng gã kia đã có người yêu mới, không chấp nhận. Cô liều sinh con một mình, rồi tìm cách gửi vào một ngôi chùa. Một ngày kia, gã tìm đến cô, xin lại con. Gã đã không thể có con. Nhưng chính cô cũng không biết người ta đã đưa con mình đi đâu.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.