Con cháu của họ cũng thế thôi

Con cháu của họ cũng thế thôi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được sáng lập nhằm vinh danh tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm, giải Goncourt, giải thưởng văn học hàng đầu nước Pháp đã làm bệ phóng cho nhiều cây bút xuất sắc, khẳng định tài năng và tên tuổi của họ trong làng văn chương Pháp và quốc tế.

Giải Goncourt là sự bảo chứng cho các tác phẩm đạt giải, khiến nó trở thành niềm mơ ước của các nhà văn và tiểu thuyết gia. Hằng năm, tác phẩm chiến thắng nhận được sự quan tâm từ đông đảo công chúng. Đặc biệt, tiểu thuyết “Người tình” đã vượt mốc 2 triệu bản được bán ra.

Ở Việt Nam đã có rất nhiều tác phẩm Goncourt được xuất bản, có thể kể đến Dưới bóng những cô gái đương hoa (Marcel Proust), Cuộc sống ở trước mặt (Romain Gary), Người tình (Marguerite Duras), Phố những cửa hiệu u tối (Patrick Modiano)…

Tháng mười hai này, tác phẩm đạt giải Goncourt năm 2018- NXB Nhã Nam, Con cháu của họ cũng thế thôi, cuốn sách đào sâu vào số phận nghiệt ngã của một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, Con cháu của họ cũng thế thôi mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong “cơn sốt” giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.

Sự tăng trưởng nhanh chóng để khôi phục đất nước thời hậu chiến (thập niên 50 - 60) đã tạo ra những bong bóng kỳ vọng lạm phát cho con người. Để rồi tất cả vỡ tung khi bước vào thập niên bảy mươi, thời kỳ các nhà máy đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, những xưởng sản xuất một thời hoạt động hết công suất giờ đây chỉ còn là những bãi phế thải. Chủ đề nước Pháp giai đoạn này cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nhà văn.

Tên cuốn sách, Con cháu của họ cũng thế thôi được nhà văn Nicolas Mathieu lấy cảm hứng từ Kinh Thánh. Trong lời tựa của cuốn sách, nhà văn giành giải Goncourt năm 2018 trích dẫn một phần của Sách Huấn Ca: “Có những người không còn ai nhớ nữa, họ qua đi như chẳng bao giờ có, họ sinh ra mà như chẳng chào đời, con cháu của họ cũng thế thôi!” như một dự báo về số phận của các nhân vật trong cuốn sách.

Con cháu của họ cũng thế thôi tái hiện những khung cảnh đầy hoài niệm và đồng điệu sâu sắc với cả một thế hệ lớn lên trong thập niên chín mươi của thế kỷ trước. Qua câu chuyện về những mảnh đời nhỏ bé nơi thị xã Heillange, Nicolas Mathieu không chỉ viết nên cuốn tiểu thuyết về một thung lũng, một thanh xuân lãng mạn mà về cả một đất nước, một thời kỳ và một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Cuốn sách mở đầu bằng một chiều hè oi ả năm 1992, tại vùng thung lũng hẻo lánh ở phía đông nước Pháp. Bên hồ nước tĩnh lặng, Anthony, 14 tuổi, cùng người anh họ quyết định đánh cắp chiếc thuyền kayak để chèo sang bờ bên kia nơi có bãi tắm khỏa thân trứ danh. Tại đây, cậu thiếu niên lần đầu rơi vào lưới tình với con gái của ứng cử viên chức thị trưởng. Khởi nguồn từ mối tình đơn phương này, tuổi thanh xuân đầy biến động của Anthony bắt đầu.

Như thể, từng chút một, thời gian và không gian đang bị thu hẹp lại. Khoảng thời gian rộng rãi và chậm chạp của tuổi thanh xuân đã lao thẳng vào vòng xoáy của cuộc sống thực tế, không thể lay chuyển được. Những thiếu niên Anthony, Hacine, Steph và Clem trong Con cháu của họ cũng thế thôi đều bị hút vào cái phễu xã hội.

Chịu ảnh hưởng từ Marcel Proust, Gustave Flaubert và Annie Ernaux, nhà văn Nicolas Mathieu quan niệm tiểu thuyết là cách hữu hiệu để mổ xẻ các cơ chế xã hội, làm cho chúng trở nên hữu hình và dễ hiểu. Tờ nhật báo Libération nhận xét cuốn sách giành giải Goncourt năm 2018 là “một cuốn sách có lối viết hay, đồng thời là một cuốn sách chính trị làm sáng tỏ những thay đổi trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay”.

Cuốn sách là một câu chuyện đầy bất ngờ, đẹp đẽ một cách tàn nhẫn về những nỗ lực biến cuộc sống thành một thứ gì đó khác, mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn, để nó không trở nên tầm thường, cằn cỗi và đơn điệu.

Nicolas Mathieu là tiểu thuyết gia người Pháp sinh năm 1978 tại Épinal trong một gia đình có cha là thợ cơ điện và mẹ là kế toán. Anh tốt nghiệp ngành Nghệ thuật biểu diễn tại Đại học Metz (nay là Đại học Paul-Verlaine) và trải qua nhiều công việc như nhà báo, thư ký,… trước khi bắt đầu sáng tác văn học.

Nicolas Mathieu sớm khẳng định được tài năng ngay từ tiểu thuyết đầu tay với hàng loạt giải thưởng uy tín. Được đánh giá là cây bút tài năng của thế hệ nhà văn mới, trong các tác phẩm của mình, Mathieu thường đan xen những điều bình dị thân thuộc với yếu tố chính trị, qua đó thể hiện nỗi bất lực trước xã hội và cơn thịnh nộ mang tính hiện sinh. Nhiều tác phẩm của anh đã được chuyển thể thành phim như Aux animaux la guerre, Connemara và Con cháu của họ cũng thế thôi.

Tác giả người Pháp từng giành được nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó phải kể đến giải Goncourt danh giá năm 2018 dành cho tiểu thuyết Con cháu của họ cũng thế thôi - được tạp chí văn học Lire đánh giá là một trong những cuốn sách xuất sắc nhất năm 2018, lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy tại Pháp với hơn 400.000 bản được bán ra và đã được dịch sang hơn hai mươi thứ tiếng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.