Dự án nâng cấp quốc lộ 1A: Nhà đầu tư “tay không bắt giặc”?

Thi công tại Gói thầu số 4, Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định
Thi công tại Gói thầu số 4, Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định
(PLO) - Thật khó tin khi thời điểm “cán đích” Dự án BOT quốc lộ 1A đoạn Bắc Bình Định đã được ấn định trước ngày 30/6, nhưng qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện có nhà đầu tư vẫn còn thiếu phần vốn chủ sở hữu theo quy định lên tới hàng chục tỷ đồng.
Cuối năm “cán đích” 
Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD & CLCTGT - Bộ Giao thông - Vận tải - GTVT), đến đầu tháng 6/2015, giá trị sản lượng của Dự án nâng cấp quốc lộ (QL) 1A (đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ) đạt 61.213 tỷ đồng (đạt 67% toàn dự án). 
Cụ thể, các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đạt 26.433 tỷ đồng (đạt 81% toàn dự án); đối với các Dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên tuyến này, theo thống kê đến thời điểm đầu tháng 6/2015, giá trị sản lượng mới chỉ đạt 34.780 tỷ đồng, xấp xỉ 57%.
Theo Cục trưởng Trần Xuân Sanh, đến 31/5 trên tuyến QL1A đã hoàn thành và đưa vào khai thác 14/40 dự án (bao gồm 8 dự án trái phiếu, 6 dự án BOT) tương ứng 508/1.394km. Đến 30/6 này, sẽ hoàn thành thêm 5 dự án (trái phiếu Chính phủ và BOT) đoạn qua Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận. 
Cục này cũng dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ đưa vào khai thác 39/40 dự án, tương ứng với 1.381/1.394km (đạt 99%). Riêng Dự án hầm đường bộ Đèo Cả trên tuyến - do quy mô lớn, mức độ phức tạp cao nên dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7 năm sau.
Thiếu hàng chục tỷ vốn chủ sở hữu
Thực tế thi công trên công trường này cho thấy, thời gian qua, một số dự án đã có chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt đối với dự án mở rộng QL1A đoạn qua các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định... do Cục QLXD & CLCTGT áp dụng nhiều biện pháp mạnh như cắt giảm khối lượng, “thay máu” các nhà thầu yếu kém. Vì vậy, đến đầu tháng 6, một số dự án cơ bản đã hoàn thành và đang chuẩn bị thông xe.
Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, trở thành “điểm nóng” trên công trường. Cụ thể, tại Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định (km1125 - km1153) do Liên danh Tổng Công ty Thành An (Bộ Quốc phòng) - Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bắc Ái - Công ty CP Đầu tư và Phát triển Long Trung Sơn… ký hợp đồng triển khai dự án với Bộ GTVT từ cuối năm 2013, thời gian “về đích” đã ấn định trước ngày 30/6/2015, nhưng theo Cục trưởng Trần Xuân Sanh, đến cuối tháng 5/2015, nhà đầu tư dự án này vẫn còn thiếu phần vốn chủ sở hữu là 24,708 tỷ đồng của Cty CP Đầu tư và Phát triển Long Trung Sơn.
Được biết, tình trạng các nhà đầu tư đăng ký tham gia dự án nhưng chỉ trông chờ chủ yếu vào nguồn tín dụng từ ngân hàng thương mại mà không có đủ vốn chủ sở hữu không phải là hiếm gặp tại các dự án lớn, nhưng vào thời điểm dự án sắp hoàn thành mà nhà đầu tư vẫn chưa “gom” đủ vốn chủ  sở hữu để thực hiện dự án thì cần phải xem xét lại trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở dự án này. 
Được biết, trước đó để ngăn chặn tình trạng các nhà đầu tư “chơi” kiểu “tay không bắt giặc”, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 8003 quy định về năng lực tài chính của các nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, BT. Theo đó, các nhà đầu tư phải đóng 100% vốn chủ sở hữu trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập doanh nghiệp dự án, và dự án chỉ được ký hợp đồng chính thức khi nhà đầu tư đã góp đủ 100% vốn chủ sở hữu. 
Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu về vốn chủ sở hữu, hợp đồng ký tắt của dự án sẽ không còn hiệu lực và Bộ GTVT có quyền thay thế nhà đầu tư khác, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và nhà đầu tư không được đền bù bất kỳ chi phí nào đã bỏ ra. 
Về tiến độ các dự án, Bộ GTVT cho hay, đến đầu tháng 6, vẫn còn 6 gói thầu và một cây cầu qua địa bàn tỉnh Quảng Bình việc thi công diễn ra khá ì ạch dù ngày hoàn thành đã được Bộ này xác định trong tháng 6/2015. 
Chẳng hạn như Gói thầu số 13 do Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc thi công chậm -18.50%, cầu Lý Hòa do Công ty CP 471 (Cienco4) thi công chậm -16.40%, Gói thầu số 14 do Liên danh Tập đoàn Sơn Hải - Công ty CP Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình - Cty CP Xây dựng tổng hợp Quảng Bình thi công chậm -11.80%. Nguyên nhân chậm được xác định do công tác bảo hiểm chưa kịp thời nên chưa đạt được sự đồng thuận của các hộ dân trên tuyến; một số điểm người dân tái lấn chiếm mặt bằng...
Không đủ vốn vì sao vẫn được ký hợp đồng? 
“Để ngăn chặn tình trạng các nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 8003 quy định về năng lực tài chính của các nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, BT. Theo đó, các nhà đầu tư phải đóng 100% vốn chủ sở hữu trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập doanh nghiệp dự án, và dự án chỉ được ký hợp đồng chính thức khi nhà đầu tư đã góp đủ 100% vốn chủ sở hữu. Đối với Dự án BOT QL1A Bắc Bình Định đến nay dù chưa gom đủ vốn chủ sở hữu, nhưng theo tìm hiểu của PLVN, cuối năm 2013, dự án này đã được Bộ GTVT ký hợp đồng”.

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.