Đền bù cao đội giá thành làm đường ở Hà Nội

Đền bù cao đội giá thành làm đường ở Hà Nội
(PLO) - Với những con số về giá thành không nhỏ cho một km đường, ĐBQH Bùi Đức Thụ (Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của QH,) cho rằng nguyên nhân là bởi kinh phí giải phóng mặt bằng. 
Hiện ở Hà Nội, có con đường suất đầu tư lên đến 25 triệu đồng/km, trong đó đền bù chiếm đa phần. Theo ông, có cách nào để không tạo chi phí khổng lồ cho việc đầu tư các con đường?

Với tình trạng giá bất động sản hiện nay ở mức cao thì với mức giá đền bù do HĐND quyết định dù thấp hơn nhiều so với thực tế vẫn khiến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng mức đầu tư như nhiều dự án ở Hà Nội. 
Nên việc chúng ta gộp đầu tư dự án với GPMB càng khiến tổng mức đầu tư tăng. Nhưng nếu tách phần thu hồi đất, GPMB thì tổng mức đầu tư xây dựng 1 km đường giao thông ở nước ta so với các nước không chênh là mấy.

Nhưng tách chỉ là hình thức còn về bản chất thì vẫn có chi phí đó, thưa ông?

Như tôi nói, giá đền bù GPMB là giá do HĐND cấp tỉnh đã thấp hơn giá thị trường. Tôi cho rằng không nên giảm mức đền bù cho người dân mà thu hồi đất, đền bù phải thực hiện theo nguyên tắc về giá đất theo Luật đất đai là giá thị trường.

Vậy theo ông có cách nào để giảm chi phí ngân sách đầu tư mở đường trong khi đang bội chi lớn?

Bất cập ở nước ta là chỉ GPMB theo lộ giới, mà lộ giới rộng hay hẹp  lại căn cứ vào khả năng tài chính nên thông thường làm đường thì chỉ GPMB cho làm đường và vỉa hè chứ không GPMB rộng ra, dẫn đến không đồng bộ về cảnh quan. Nếu GPMB rộng ra thì Nhà nước ứng vốn ban dầu lớn hơn nhưng bù lại mặt đường hai bên có thể qui hoạch, đấu giá để bảo đảm cảnh quan đô thị và có thể thu lại lượng tiền lớn từ việc bán đấu giá QSDĐ để bù đắp vốn đầu tư.

Hiện chúng ta chưa làm được dẫn đến việc Nhà nước đầu tư mở đường làm địa tô chênh lệnh tăng và người dân được hưởng là không hợp lý.
Tôi đề nghị xem xét qui hoạch giao thông nói riêng và đô thị nói chung phải có giải pháp đồng bộ, có tầm nhìn, đáp ứng yêu cầu. Riêng về qui hoạch giao thông thì nên điều chỉnh lộ giới rộng ra để sử dụng tiền thu về từ diện tích hai bên đường sau khi mở đường để đầu tư xây dựng.

Hiện suất đầu tư đường cao tốc ở ta cũng rất cao. Theo ông, phải làm như thế nào để quản lý và sử dụng hiệu quả?

- Có ý kiến cho rằng, đầu tư đường cao tốc ở ta cao so với thế giới nhưng không hẳn vậy. So với nhiều nước thì cao, nhưng có nước là không cao. Sở dĩ như vậy phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có giá cả đền bù, thu hồi đất, phụ thuộc địa chất... Đánh giá cao hay thấp thì phải phụ thuộc tình hình thực tiễn.

Vậy có cần xây dựng bộ quy chuẩn về suất đầu tư đối với từng loại đường?
- Đối với tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật là có nhưng vấn đề là phù hợp thực tế không. Nếu do ban hành quá lâu thì phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Điều tôi nói là đường cao tốc ở nước ta là do doanh nghiệp đầu tư nên hiệu quả, thu hồi vốn là quyền lợi và nhiệm vụ của nhà đầu tư, còn nhà nước bảo vệ người dân bằng cách ban hành mức phí của thời gian thu hồi.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.