Niềm vui của cô giáo được trở lại bục giảng nhờ thiền

Niềm vui của cô giáo được trở lại bục giảng nhờ thiền
(PLO) - 12 năm trước, trong lúc đang đứng trên giảng đường, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (46 tuổi, ở xã Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình) bị những cơn đau thắt khắp cơ thể, cứ đứng dậy là quỵ ngã. Cơn đau kéo dài khiến cô giáo trẻ không ăn uống được gì, cơ thể suy nhược,  trọng lượng giảm xuống còn 36kg. Thậm chí có thời điểm nửa phần dưới cơ thể chị bị liệt và mất cảm giác… 

Mang căn bệnh viêm đa khớp quái ác cùng những cơn đau đớn kéo dài, nhiều khi bệnh nặng khiến đôi chân chị Nguyệt bị co quắp lại. Không thể tự đứng lên, mọi sinh hoạt phải nhờ đến sự trợ giúp của chồng và người mẹ chồng già yếu. Bất hạnh hơn, cơn bệnh quái ác đã không cho phép chị Nguyệt được tiếp tục công việc dạy học, đứng trước nguy ngơ phải về nghỉ mất sức. Đau đớn, buồn bã, chị suy sụp tinh thần trầm trọng. Chồng chị, anh Nguyễn Đức Thành đã đưa vợ đi khám ở khắp nơi, khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng bệnh tình chị vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. “Các bác sỹ cho biết vợ tôi phải chấp nhận sống chung với bệnh tật, bởi căn bệnh viêm đa khớp mà cô ấy mắc phải rất khó chữa trị dứt điểm” - anh Thành kể lại.
Ba năm sau khi phát hiện ra căn bệnh nan y, một ngày đầu năm 2005, chị Nguyệt hốt hoảng khi phát hiện đôi chân của mình bị tê cứng và không thể nhấc lên được. Hoảng loạn, chị gào khóc khiến chồng và gia đình cũng hoang mang theo. Chị được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình điều trị. Sau 2 tháng nằm viện và điều trị vật lý trị liệu, chị được ra viện. Về nhà với đôi chân đã có thể nhúc nhắc nhưng đi lại với chị Nguyệt vẫn là một thách thức quá lớn bởi cứ tập bước là toàn thân chị lại tê buốt. Thời điểm đó chị phải dùng nạng để hỗ trợ di chuyển, thậm chí có thời điểm phải dùng đến cả xe lăn. 
Đang khỏe mạnh bỗng nhiên mắc phải căn bệnh quái ác khiến chị suy sụp, cơ thể chị gầy sọp hẳn đi, chỉ còn da bọc xương. Dù rất đau đớn và thể trạng suy giảm nhưng trong thâm tâm chị Nguyệt không muốn phải đầu hàng số phận. Chị bảo, chị sợ phải trở thành người tàn phế và không thể đứng trên bục giảng được nữa. Vì thế chị không cho phép mình nằm một chỗ mãi được. Chị quyết tâm tập đi dù nhiều lần cố gắng đứng dậy, chưa kịp bước, chị đã ngã bổ nhào xuống đất. Chị kể lại: “Tôi thường xuyên tập đi lại, nhưng bệnh tình mãi chẳng thấy tiến triển được bao nhiêu. Căn bệnh mỗi ngày như nặng thêm khiến đôi chân của tôi có cảm giác như teo tóp đi, nhiều lúc cơn đau hành hạ tôi lấy tay cấu thử vào chân nhưng cũng chỉ thấy cảm giác hơi nhoi nhói đau”.
Phải chứng kiến người vợ đang khỏe mạnh giờ quằn quại với nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần, anh Thành không thể chịu nổi, tích góp được chút tiền anh lại đưa chị đi khám bệnh khắp nơi. Hết thuốc tây lại chuyển qua thuốc nam. 12 năm mang bệnh, chị Nguyệt không thể nhớ nổi mình đi những đâu, uống những loại thuốc gì. Gia đình chị thì cứ nghe ở đâu có thầy này châm cứu hay, thầy kia trị bệnh giỏi là lại đưa chị Nguyệt đến để điều trị. Rồi có một lần, nghe người ta mách có thầy thuốc nam ở Tuyên Quang, ở Lào Cai chữa bệnh hay lắm, chồng chị lại đưa chị đến. Nhưng rồi một năm chuyên tâm điều trị bằng các vị thuốc nam mà bệnh tình của chị Nguyệt cũng chẳng bớt được là bao. “Khi ấy tôi thất vọng lắm, những tưởng mình mãi mãi không thể đứng lên được, không thể đến trường được nên thực sự chỉ muốn chết đi cho rảnh nợ” - chị Nguyệt tâm sự.
Phải nằm một chỗ, người nọ người kia đến thăm có kể lại câu chuyện về bà Hoàng Thị Hằng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền dưỡng sinh Trường sinh học, nhờ thiền mà chữa được nhiều loại bệnh, chị Nguyệt bán tín bán nghi. Nhưng chị cho rằng, mình đã chữa rất nhiều nơi, tốn kém quá nhiều mà bệnh tình không thuyên giảm, bây giờ gặp phương pháp mới, không tốn kém, tại sao lại không thử. Nghĩ vậy, chị quyết định tập thử một lần cho biết. 
Sau một tuần học đầu tiên, như nắm được cốt lõi của thiền, chị chuyên tâm tập luyện. Ban đầu hai chân của chị còn liệt chưa thể vắt thiền theo đúng tư thế nên chị phải ngồi trên ghế, hai chân chạm đất để thiền. Khi được khai mở luân xa, chị Nguyệt có thể cảm nhận được luân xa số 6 ở giữa trán quay tít, và có một nguồn năng lượng nhỏ chạy khắp cơ thể. Vì thế, mặc dù chân tê nhức nhưng chị đã cố gắng kê gối hai bên chân và tập khoanh chân khi thiền. Sau khi học xong lớp cấp 1 và cấp 2, mỗi ngày chị dành thời gian thiền 3 buổi vào sáng, trưa, tối; thời gian thiền ít nhất là 90 phút.
Chị Nguyệt chia sẻ: “Những ngày đầu tập luyện, tôi thấy đau đớn vô cùng. Nhưng với suy nghĩ tây và đông y đều không thể chữa khỏi bệnh được cho tôi, chỉ còn phương pháp này, chỉ còn cơ hội này có thể giúp tôi thực hiện được niềm mơ ước có thể tự đi lại được. Bên cạnh đó, sau mỗi lần thiền định, tôi thấy tinh thần mình sảng khoái hơn, ăn được nhiều hơn và ngủ cũng dễ dàng hơn”. Một tháng sau khi tập thiền, sức khỏe chị Nguyệt cải thiện đáng kể, cơ thể từ 37-38kg tăng lên đến 45kg. Cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong người, mỗi ngày chị lại tăng thời gian thiền lên nhiều hơn. 
Như một phép nhiệm màu, sau 3 tháng tích cực tập luyện, nhờ sự hướng dẫn của các thầy, sự giúp đỡ của các anh, các chị ở Câu lạc bộ, bệnh tình chị đã thay đổi đáng kể. Sau một năm đến với thiền, chị đã có thể tự đứng lên và di chuyển một mình. Chị Nguyệt không giấu được niềm vui khi chia sẻ: “Còn gì hạnh phúc hơn khi giờ đây tôi đã có thể trở lại giảng đường và tiếp tục theo đuổi công việc giảng dạy”.
Chia sẻ với chúng tôi về niềm vui đẩy lùi được bệnh tật, chị Nguyệt không giấu được xúc động. Chị bảo, thấy bệnh tình của chị đỡ hơn, đôi chân có thể đi lại được, gia đình mừng lắm, đặc biệt là chồng chị. Không ai có thể ngờ rằng nhiều năm chạy chữa thuốc thang mà bệnh tình chẳng đỡ được là bao, bây giờ chỉ cần ngồi thiền mà tay chân đã hoạt động trở lại được bình thường. Thêm vào đó, trong quá trình đến với phương pháp thiền Trường sinh học để chữa bệnh, chị Nguyệt không phải dùng đến bất kỳ một viên thuốc nào, cũng như không phải mất bất kỳ một chi phí nào khi tham gia khóa học. 
Chị tâm sự: “Tôi không biết được hết sự kỳ diệu của thiền đối với việc chữa bệnh. Nhưng kể từ khi tôi tập theo bộ môn này, sức khỏe tôi đã được cải thiện rất nhiều, tôi không còn bị các cơn đau của bệnh viêm đa khớp hành hạ như trước nữa. Bệnh của tôi có khỏi hay không, giờ tôi cũng không còn bận tâm nữa, chấp nhận và sống chúng với nó đó chính là phương pháp tốt nhất để chúng ta định tâm và đến với thiền được hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bây giờ tôi lại có thể đi lại và tiếp tục công việc của mình, thế là đủ”. N.T - T.M

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.