Người Việt nơm nớp với thuốc Nam

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Không phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng thuốc nam, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dù rằng chất lượng nguồn nguyên liệu đó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dân. 
Nam dược trị nam nhân
Theo Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Long, Giám đốc Bệnh viện (BV) Y dược cổ truyền Đồng Nai, ngoài dùng thuốc đông y, trong quá trình điều trị, BV còn kết hợp với phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… với các phương pháp vật lý trị liệu là xung điện, siêu âm trị liệu điện từ trường, laser điều trị, tắm thuốc, ngâm thuốc, xông thuốc, nhờ vậy BV đã điều trị thành công nhiều loại bệnh khó: viêm khớp, thoái hóa cột sống, bệnh trĩ, di chứng sau tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài…
Cũng theo bác sĩ (BS) Long, việc kết hợp giữa y học cổ truyền (YHCT) với y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị không chỉ giúp thời gian điều trị cho bệnh nhân (BN) được rút ngắn, nhất là với những bệnh yếu liệt do tai biến mạch máu não hay do chấn thương, một số bệnh mạn tính, bệnh ở người cao tuổi mà còn hạn chế các tác dụng phụ cho BN khi phải điều trị bằng thuốc dài ngày. 
Cũng chính vì những hiệu quả kỳ diệu của thuốc nam, bên cạnh hoạt động chuyên môn, BS Long và các đồng nghiệp của mình vẫn đi sưu tầm một số cây thuốc nam ở trong các khu rừng xa xôi đưa về trồng trong vườn thuốc nam của BV. Cùng với đó, ông còn chủ trì điều tra khảo sát nguồn dược liệu sẵn có tại địa phương phân bổ theo vùng để có kế hoạch nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, xây dựng xã điểm tiên tiến về YHCT…
Siết chặt quản lý thuốc y học cổ truyền
Theo Cục Quản lý Y Dược cổ truyền Bộ Y tế, trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam thì có gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý cả về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn việc nuôi trồng, thu hái dược liệu của chúng ta vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dược liệu hiện nay. 
Vì vậy, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đề nghị Bộ Y tế khẩn trương xúc tiến các chương trình hỗ trợ của Chính phủ để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, thu hái dược liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu và đảm bảo chất lượng của dược liệu theo nguyên tắc: “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu” theo khuyến cáo của WHO. 
Mặt khác, để hưởng ứng đề án: “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”, Cục cũng khuyến khích các đơn vị chủ động tìm và sử dụng nguồn dược liệu nuôi trồng và sản xuất trong nước. Bộ Y tế sẽ xây dựng lộ trình cho việc xét duyệt hạn ngạch nhập khẩu các dược liệu trong nước sẵn có và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh YHCT. 
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đã và đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật để hướng dẫn và siết chặt quản lý lĩnh vực nhạy cảm này, góp phần nâng cao hơn chất lượng thuốc YHCT như: Thông tư 05 quy định về việc sử dụng dược liệu, vị thuốc YHCT trong các cơ sở khám chữa bệnh; sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định hoạt động buôn bán dược liệu… 
Hiện nay, dược liệu lưu thông trên thị trường được sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực như: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, gia vị, công nghiệp chất thơm, sản xuất tinh dầu…, trong khi đó phần lớn dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác.Vì vậy, việc quản lý chất lượng dược liệu rất phức tạp, cần có sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành liên quan.
Chưa quản lý được “phần gốc” của dược liệu
Theo nhận xét của cơ quan quản lý, hiện nay việc quản lý dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng thuốc YHCT, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng dược liệu trong cả nước mới chỉ quản lý ở “phần ngọn” của dược liệu (khi đã đưa vào sản xuất hoặc sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh YHCT và cơ sở sản xuất thuốc), mà chưa quản lý đầy đủ chất lượng “phần gốc” (chọn giống, nhân giống, canh tác, nuôi trồng, bảo vệ thực vật, thu hái, chế biến, bảo quản và vận chuyển lưu thông trên thị trường, đặc biệt là nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của dược liệu nhập khẩu).

Tin cùng chuyên mục

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đọc thêm

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.