“Dự án một nơi, người một nẻo”, Sếp đường sắt Việt Nam lên tiếng

Để có thể chịu tải, từ lâu dưới gầm cầu Long Biên đã được gia cố thêm rọ đá
Để có thể chịu tải, từ lâu dưới gầm cầu Long Biên đã được gia cố thêm rọ đá
(PLO) - “Chúng tôi có 3 Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực. Vì thế, chủ đầu tư phải điều phối, không thể để xảy ra tình trạng “anh” bộn việc, “anh” thì không có việc làm.” - Phó Tổng Giám đốc TCty Đường sắt Việt Nam Đới Sỹ Hưng nói với PLVN.
“Anh bộn việc” ở đây được hiểu là 2 Ban Quản lý Dự án đường sắt khu vực 1 và khu vực 3. Còn “anh không có việc” là Ban Quản lý Dự án đường sắt khu vực 2 có trụ sở tận Đà Nẵng.
Thay đại diện chủ đầu tư “phút 89”?
Ông Đới Sỹ Hưng là người được ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc TCty  Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cử làm việc với phóng viên sau khi PLVN đăng tải loạt bài nói về những điều dư luận quan ngại xung quanh Dự án khôi phục cầu Long Biên (giai đoạn I).
“Năm ngoái, khi quyết định đầu tư dự án này,  Ban 3 đã được giao Dự án cải tạo 10 ga thuộc khu đoạn Nha Trang - TP.HCM, Dự án ke ga Sài Gòn và Dự án xử lý các cầu yếu. Cùng thời điểm đó, Ban 1 cũng đang thực hiện một số dự án, trong khi Ban 2 không có việc nên phải bố trí việc làm cho họ.” - ông Đới Sỹ Hưng nói. 
Tuy nhiên, nguồn tin của PLVN cho hay, trong quá trình chuẩn bị, Dự án khôi phục cầu Long Biên dự kiến sẽ được giao cho một đơn vị khác (?). Thế nhưng vào “giờ chót” (ngày 12/8/2014), Tổng Giám đốc TCty ĐSVN lại có Quyết định số 1134/QĐ-ĐS giao cho Ban 2 có trụ sở ở Đà Nẵng ra tận Hà Nội làm đại diện chủ đầu tư triển khai dự án.
Ông Lê Hữu Hưng, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư (TCty ĐSVN) -  người đã tham mưu cho Tổng Giám đốc TCty ĐSVN ban hành quyết định nói trên lý giải: “Có thể đó chỉ là những thông tin, ý kiến ngoài lề chứ chính thức thì không hoặc nếu có như thế đi chăng nữa thì nó cũng không ảnh hưởng gì, bởi trong quá trình bàn bạc của lãnh đạo TCty có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau để xem xét, nhưng chốt lại cuối cùng thì chỉ có duy nhất Quyết định 1134/QĐ-ĐS giao đích danh cho Ban 2 thực hiện”. 
Cũng theo Trưởng ban này, việc khôi phục cầu Long Biên, Ban 2 là đơn vị trực tiếp quản lý dự án, nhưng Ban 1 lại được giao làm nhiệm vụ tư vấn giám sát. Việc hai Ban cùng phối hợp thực hiện một dự án, theo ông Hưng cũng đã từng diễn ra tại một số dự án khác do TCty ĐSVN làm chủ đầu tư. 
Ngày 24/4,  bắt đầu “động búa” trên công trường
Như chúng tôi từng thông tin, dự án này được triển khai theo hình thức chỉ định thầu, với yêu cầu phải hoàn thành trong cuối năm 2015. Nhưng đến nay đã hơn hai tháng tính từ ngày đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng với các nhà thầu, công tác khôi phục cây cầu này vẫn chưa thực sự diễn ra. Vì thế, dư luận đã đặt dấu hỏi: Với khoảng hai tháng đó, chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu, nhưng tại sao không đấu mà lại áp dụng hình thức chỉ định thầu?
Về việc này, ông Lê Hữu Hưng cho biết như sau: “Do tính cấp bách của dự án cần triển khai ngay và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất để ngăn chặn tình trạng xuống cấp, uy hiếp an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, đường bộ nên ĐSVN phải đề xuất áp dụng hình thức chỉ định thầu, và sau đó đã được Bộ Giao thông chấp thuận. Trên thực tế, công trình này nếu áp dụng đấu thầu thì thời gian triển khai dự án có khi còn chậm thêm vài tháng nữa”.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi tạm thời chưa bình luận, so sánh tính “ưu việt” giữa hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu đối với công trình như lời giải thích của ông Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư. 
Chỉ biết rằng, sau khi Ban 2 ký hợp đồng với các nhà thầu hôm 6/2 thì hơn hai tháng sau (12/4) hồ sơ thiết kế mới cơ bản hoàn thành. Theo yêu cầu của TCty ĐSVN, ngày 15/4 công trình phải được khởi công, nhưng thực tế đến hôm qua (24/4), ngoài công trường mới thực sự “động búa”.
“Chúng tôi nhận mặt bằng từ hôm 7/2, tiếp đó đã cho bố trí xe máy, dựng lều lán ở khu vực bãi giữa sông Hồng, nhưng do phải đợi bản vẽ thiết kế và giải quyết một số vướng mắc về mặt bằng tại các nhịp 1, 2, 3 gần khu vực chợ đầu mối Long Biên cũng như giấy phép từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nên ngày 24/4 mới có thể thi công được trụ YUKM đầu tiên trên cầu.” - ông Lê Quang Huy, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa cho biết. 
Dù mới ra quân nhưng ông Huy vẫn rất tự tin:“ Công trình từ khi giao thầu đến nay bị vướng hai đợt nghỉ Tết, lễ dài ngày; ngoài ra, còn phải điều chỉnh tổng dự toán, đồng thời phải giải quyết một số vướng mắc nêu trên, nhưng chúng tôi vẫn đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào ngày 31/10 tới đây”. 
Mọi việc hiện vẫn đang ở phía trước, chúng ta hãy chờ xem!.

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

Đọc thêm

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Cầu Yên Bái lưu thông trở lại

Cầu Yên Bái lưu thông trở lại
(PLVN) - Sau gần 3 tháng kiểm tra, sửa chữa, khắc phục sự cố, cầu Yên Bái đã chính thức lưu thông trở lại từ 18h00 ngày 31/12 đối với xe đạp, xe máy, ô tô 7 chỗ trở xuống.

Chỉ thị “khẩn” thắt chặt an toàn hàng không mùa Tết

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong bối cảnh hoạt động hàng không bước vào giai đoạn cao điểm phục vụ Tết Ất Tỵ 2025, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) đã ban hành chỉ thị “khẩn” yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm an toàn hàng không.

Hà Nội cấm đường từ chiều mai phục vụ Countdown

Biển người chen nhau tham dự Countdown Party 2023 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dự kiến từ 17h ngày 31/12, Công an thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu cấm đường tại một số tuyến giao thông xung quanh hồ Gươm để phục vụ cho các chương trình văn hóa - nghệ thuật trong đêm Countdown chào đón năm mới 2025.