Doanh nhân Việt sở hữu Phindeli "khoe": "Thị trấn đang hoạt động hiệu quả"!

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên. Ảnh: Vũ Quỳnh
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên. Ảnh: Vũ Quỳnh
(PLO) Doanh nhân Sài Gòn, Phạm Đình Nguyên, đã dùng sự nổi tiếng khi mua lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ để đưa cà phê Việt Nam đến vùng đất này.
Hào hứng khi nói về PhinDeli, tên mới của thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ được rao bán cách đây 2 năm, ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân Việt Nam, thị trưởng mới của vùng đất này cho biết ông đã đạt mục đích khi mua lại Buford.
Bỏ tiền mua sự nổi tiếng
Phạm Đình Nguyên được giới truyền thông quan tâm từ sau khi ông trở thành người sở hữu thị trấn Buford, thuộc tiểu bang Wyoming của Mỹ.
Hẹn ông giữa một buổi trưa Sài Gòn nắng gắt, khuôn mặt điềm đạm, chững chạc và cách nói chuyện “lẽ phép”, lối xưng tên gần gũi của ông đối nghịch hẳn với cái thời tiết oi bức, khó chịu ngoài kia. Và càng đối nghịch với tính cách táo bạo, mãnh liệt trong vị doanh nhân sinh năm 1975 này.
Tôi mở đầu câu chuyện “Chào đại gia, chào người nổi tiếng”; ông cười hiền: “Người nổi tiếng thì nhận nhưng đại gia thì thực sự là chưa tới”.
Ông nói vậy kể cũng đúng, bởi thực tế số tiền hơn 19 tỷ đồng vị doanh nhân này bỏ ra để mua một thị trấn của Mỹ cũng chỉ bằng người ta mua một ngôi biệt thự nhỏ ở Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh. Thế nhưng, sự thật là ông đã rất nổi tiếng.
Vào thời điểm đó, tháng 4/2012, báochí trong nước và cả nước ngoài “sục sôi” tìm kiếm những thông tin về ông, viết về ông. Còn độc giả thì tiếp nhận thông tin về vị doanh nhân người Việt đầy ngưỡng mộ. “Tôi ra đường đã bắt đầu bị “nhòm ngó”. Mấy ai biết, trước lúc tham gia đấu giá và trở thành chủ mới của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ , tôi chưa một lần được đặt chân đến đất nước hiện đại này”, ông Nguyên hài hước nói.
Chưa một lần đặt chân đến Mỹ, vậy mục đích của ông khi mua Buford là gì và ông có nghĩ là mình thắng trong cuộc đấu giá lần đó? Trả lời câu hỏi này, vị doanh nhân gốc Sài Gòn thật thà cho biết: Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là tham gia đấu giá để mua thị trấn này vì sự nổi tiếng.
“Lúc mua, thật sự là tôi chưa có một kế hoạch kinh doanh cụ thể nào. Vào thời điểm đó, tôi không nghĩ được gì xa xôi hơn, bởi vì khi biết thông tin thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ được rao bán thì đã rất gần với ngày đấu giá, tôi không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Lúc đó tôi chỉ đơn thuần nghĩ đến sự nổi tiếng và giấc mơ về Mỹ”, ông Phạm Đình Nguyên nói.
Thế nhưng sự táo bạo và giấc mơ về Mỹ đã đưa vị doanh nhân trẻ không chỉ chạm đến sự nổi tiếng, nó thực sự đã góp phần không nhỏ trong những thành công của Phạm Đình Nguyên khi ông biết dùng sự nổi tiếng cá nhân để làm thương hiệu cho nhiều mặt hàng nông sản Việt. Và, thương hiệu cà phê PhinDeli của ông đã được biết đến nhiều hơn không chỉ ở Việt Nam.
Thứ thức uống ngon lành được pha bằng phin này(nghĩa của từ PhinDeli, theo giải thích của ông Phạm Đình Nguyên) đã có mặt ở một thị trấn nhỏ bé của nước Mỹ, thị trấn chỉ có một cư dân nhưng là điểm dừng chân của hàng nghìn khách du lịch qua đây mỗi ngày.
Nhiều doanh nhân cũng đánh giá, thị trấn nhỏ bé này sẽ chính là bàn đạp để Phạm Đình Nguyên thực hiện giấc mơ đưa cà phê Việt vào thị trường có mức tiêu thụ bậc nhất thế giới.
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên hiện vẫn sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, ông là Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp Quốc tế (IDS), là ông chủ của thương hiệu cà phê PhinDeli. Mỗi năm, ngài thị trưởng người Việt này chỉ ghé thị trấn PhinDeli xa xôi khoảng hai hay nhiều lắm là bốn lần. Tuy nhiên, ông vẫn “điều hành” tốt vùng lãnh địa của mình.
Mặc dù không tiết lộ doanh thu vào thời điểm hiện tại, nhưng ngài thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ của ông đang hoạt động rất hiệu quả bởi nguồn thu từ cửa hàng tiện ích, trạm xăng dầu và bốt điện thoại.Đó là những nguồn thu chính của PhinDeli.
“Bốt điện thoại tôi cho chính phủ thuê lại với giá khoảng từ 300 - 400 USD/tháng. Trạm xăng dầu vẫn hoạt động đều đặn, phục vụ dân bản địa các thị trấn lân cận và đặc biệt là khách du lịch. Cửa hàng tiện ích với khá nhiều sản phẩm Việt được bày bán như cà phê, nước mắm,hàng gốm sứ và cả những băng đĩa nhạc của Việt Nam…”, ông Nguyên kể.
Nói về doanh thu của thị trấn này thời ôngDon Sammons, thị trưởng cũ, đã có thờiđiểm lên đến 150.000 USD/năm. Doanh thu sau đó có giảm sút, thậm chí giảm đến 50%, nhưng vẫn đảm bảo cho ngài thị trưởng vùng đất này sống tốt. Khách du lịch ngang qua đây đã mang lại nguồn lợi không nhỏ cho thị trấn được nhiều người biết đến sau khi được rao bán này.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Nguyên, cái mà ông đạt được lớn hơn doanh thu từ việc kinh doanh ở thị trấn chính là làm marketing cho các sản phẩm Việt. Từ thị trấn này, tên tuổi, con người và nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được biết đến trên đất Mỹ. Đây cũng sẽ là hướng đi của ông để đưa các mặt hàng nông sản Việt vào Mỹ, đặc biệt là cà phê, sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở thị trường này.

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.