Kiến nghị giải pháp ‘cởi trói’ cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Kiến nghị giải pháp ‘cởi trói’ cho trái phiếu hạ tầng giao thông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù quy định pháp luật cho phép Doanh nghiêp dự án được phát hành trái phiếu để đầu tư dự án PPP, tuy nhiên từ khi Luật PPP có hiệu lực cho đến nay, chưa có bất kỳ doanh nghiệp dự án nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP.

Ngày 28/3/2025, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” nhằm chủ động chuẩn bị nguồn lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì với mục tiêu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy huy động vốn qua hệ thống quỹ đầu tư và khu vực đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị

Hội nghị nhằm góp phần truyền tải thông điệp của Đảng, Chính phủ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây cũng là cơ hội kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài, qua đó, tìm kiếm cơ hội và mở rộng hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo,…

Liên quan đến vấn đề vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, Tập đoàn Đèo Cả có ý kiến gửi đến Bộ Tài chính về giải pháp huy động vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là một trong ba khâu đột phá chiến lược cần được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa.

Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và Nghị quyết số 1454/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu cả nước thực hiện 9.014 Km đường cao tốc, 29.785 Km đường quốc lộ, 1.541 Km đường sắt tốc độ cao. Nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ, đường sắt dự kiến lên đến khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương 105 tỷ USD, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn chế, Luật PPP được ban hành năm 2021 với kỳ vọng sẽ giúp bổ sung phần vốn thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và khả năng cấp vốn của ngân sách.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực thi PPP ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trở ngại do cho chế chính sách chưa đồng bộ, dẫn đến số lượng dự án thành công thấp và khối kinh tế tư nhân còn dè dặt, đặc biệt là những nhà đầu tư thực sự có tiềm năng. Nhiều điểm nghẽn khiến các dự án PPP thiếu hấp dẫn, chưa thực sự mở rộng cánh cửa để nhà đầu tư huy động được nguồn lực cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật PPP đã chỉ rõ “Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ”, nhưng chưa có doanh nghiệp dự án nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP. Theo Tập đoàn Đèo Cả, nguyên nhân khiến trái phiếu không thu hút được Nhà đầu tư là do kỳ hạn trái phiếu kéo dài (20-30 năm theo chu kỳ hoàn vốn).

Thêm vào đó, thời gian xây dựng dự án thường kéo dài 24 - 36 tháng, trong khi việc phát hành trái phiếu sẽ phải trả lãi ngay thời điểm phát hành, do vậy dẫn tới vốn vay huy động được nhưng chưa đưa vào dự án ngay được. Do đó, làm phát sinh tăng chi phí lãi vay giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Ngoài ra, tài sản đảm bảo duy nhất là quyền thu phí của dự án và không được Chính phủ Bảo lãnh.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Để thu hút các Nhà đầu tư đầu tư trái phiếu do Doanh nghiệp dự án PPP phát hành, Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Chính phủ phát hành Bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm rủi ro đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư.

Cụ thể, doanh nghiệp này kiến nghị bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư vào đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Luật/Nghị định Quản lý nợ công số 20/2017/QH14; Bổ sung doanh nghiệp có dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào danh mục Đối tượng được bảo lãnh của Chính phủ theo điều 41 Luật/Nghị định Quản lý nợ công số 20/2017/QH14.

Bên cạnh đó, Luật PPP hiện hành cũng chưa cho phép các doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu ra công chúng, bó hẹp đối tượng và thị trường vốn mà doanh nghiệp dự án PPP có thể được tiếp cận. Do đó, Đèo Cả kiến nghị sửa đổi nội dung Điều 78 Luật PPP và quy định tại Nghị định quản lý tài chính dự án PPP để cho phép các doanh nghiệp dự án được phát hành trái phiếu ra công chúng, giảm bớt áp lực cho nguồn vốn ngân sách và vốn tín dụng ngân hàng.

Liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp/thuế TNCN đối với các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành cho mục đích đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư, hiện thuế thu nhập mà nhà thầu nước ngoài phải nộp là 5% tính trên lãi trái phiếu. Ngoài ra, nhà đầu tư phải trả thuế 0.1% tính trên tổng giá trị giao dịch khi chuyển nhượng/bán trái phiếu, phí lưu ký tập trung theo quy định của VSDC và phí giao dịch theo quy định của từng công ty chứng khoán.

Một chính sách miễn/giảm thuế sẽ góp phần làm tăng sự hấp dẫn cho trái phiếu có kỳ hạn dài do đặc thù ngành đầu tư hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy đầu tư hạ tầng, nâng tầm kinh tế đất nước nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Ngoài ra, Luật chứng khoán 2021 (Điều 91 về Quỹ đầu tư chứng khoán) cho phép FII tham gia thành lập quỹ đầu tư, nhưng chưa vẫn có quỹ hạ tầng cụ thể, cần bổ sung Luật và hướng dẫn nhằm phát triển, hỗ trợ Quỹ hạ tầng giao thông. Đồng thời, tại Nghị định 174/2020/NĐ-CP (Điều 10 về tổ chức thị trường chứng khoán) đề ra các quy định nhằm hỗ trợ phát triển ETF, nhưng chưa áp dụng cho lĩnh vực hạ tầng giao thông hoặc có ETF chuyên biệt cho lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Đèo Cả cho rằng doanh nghiệp dự án PPP có đặc thù khác so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường. Vì vậy, cần có những quy định, chính sách đặc thù mới có thể khơi thông nguồn vốn như cơ chế hạch toán kế toán đảm bảo phản ánh được đặc thù và hiệu quả đầu tư của dự án hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư, làm rõ quy định hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án,…

Có thể thấy, trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng cho các nhà đầu tư hạ tầng giao thông khi cánh cửa ngân hàng đang hẹp lại. Tuy nhiên, chính nhà đầu tư cũng đang rơi vào hoàn cảnh bị “trói tay” khi nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, đòi hỏi mở thêm những cánh cửa mới để nhà đầu tư huy động được nguồn lực cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Tin cùng chuyên mục

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Đọc thêm

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.