Dự án Luật thủy sản (sửa đổi) Hạn chế đánh bắt để tránh tận diệt nguồn cá

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của QH Võ Trọng Việt cho ý kiến tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của QH Võ Trọng Việt cho ý kiến tại phiên họp.
(PLO) - Cho ý kiến tại phiên họp về Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng qua (21/1), các đại biểu cho rằng tài nguyên thủy sản không phải là vô tận, cần có quy định hạn chế đánh bắt vào mùa cá sinh sản để tránh tận diệt nguồn cá…

Cần quy định hạn chế đánh bắt vào mùa cá sinh sản 

Tại phiên họp, cho ý kiến với tư cách là khách mời, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - trăn trở về tình trạng suy giảm thủy sản rất nghiêm trọng hiện nay và đề nghị Luật lần này cần có những điều quy định cụ thể về quản lý nhà nước, nêu rõ mùa nào cấm đánh bắt, đặc biệt vào mùa cá sinh sản hoặc những khu vực ven bờ, khu vực bảo tồn... “Cần phải cấp hạn ngạch đánh bắt, tránh tình trạng đánh bao nhiêu cũng được” – ông nói thêm.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội (QH) Võ Trọng Việt cho rằng các quy định cấm trong luật còn quá chung chung, chưa có gì rõ ràng. “Ở nước khác, mùa cá sinh sản đều cấm đánh bắt, họ cũng quy định rõ loại cá nào thì được đánh, vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Nhưng ở ta không cấm rõ ràng, cái cơ bản không có, mùa cá sinh sản ngư dân vẫn ra khơi đánh bắt hết nên mới dẫn đến câu chuyện tận diệt” - ông Việt nói.

Còn Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị cần làm rõ các hành vi bị cấm. “Việc đưa tạp chất vào nuôi trồng cần xử lý nghiêm. Thế hành vi đưa hóa chất độc hại xuống sông, xuống biển có bị cấm không? Ngay cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản nằm trong các loại cấm thì cũng phải quy định vào luật” - ông Lưu đề nghị. Cũng theo ông Lưu, Dự thảo Luật mới chỉ đưa ra điều cấm đối với người dân còn đối với lực lượng quản lý cũng chưa được nêu. Theo ông, các lực lượng này có hành vi bao che, cản trở, nhũng nhiễu ngư dân, người dân cũng cần quy định rõ.

Hơn 177.000 người tử vong vì tai nạn, sự cố

Tại phiên họp buổi chiều, UBTVQH nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng – An ninh của QH, theo đó đồng ý với Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhằm sớm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay. 

Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các quy định trong dự thảo Nghị định để tránh khả năng chồng chéo chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn và không chồng chéo, trùng dẫm với các lực lượng khác. Một số ý kiến cũng đề nghị bên cạnh việc phân công, phân cấp hoạt động trong các tình huống cứu hộ, cứu nạn cũng cần quy định rõ về sự phối hợp của các cơ quan trong hoạt động PCCC để đảm bảo hiệu quả của hoạt động này. 

Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Trung tướng Bùi Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an – cho biết, theo số liệu thống kê của các bộ, ngành, từ năm 2001 đến hết năm 2015, trên cả nước đã xảy ra 444.311 vụ cháy, nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và nhiều sự cố khác, làm chết 177.587 người, bị thương 343.340 người. Các vụ việc nêu trên chủ yếu là các sự cố, tai nạn diễn ra trên đất liền có tính đột xuất và chưa tới mức “thảm họa”, thiên tai lớn, thuộc trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC, chưa cần thiết huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ lớn theo sự điều phối của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. 

Để tạo cơ sở pháp lý trong tổ chức, hoạt động của lực lượng PCCC, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cứu nạn, cứu hộ, ngày 15/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC quy định về nguyên tắc, các tình huống cơ bản trong cứu nạn, cứu hộ; lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ. 

Qua 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, lực lượng PCCC mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC cháy đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ đối với nhiều sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hàng ngày, được nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Tuy nhiên, văn bản pháp lý cao nhất quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC mới là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên hiệu lực pháp lý thấp và còn một số bất cập khác. 

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.