Dòng máu cao quý - Hồi ức cảm động của nữ nhà văn Bỉ nổi danh Amélie Nothomb

Dòng máu cao quý - Hồi ức cảm động của nữ nhà văn Bỉ nổi danh Amélie Nothomb
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2021, tiểu thuyết Dòng máu cao quý của tiểu thuyết gia người Bỉ Amélie Nothomb giành giải Renaudot, một giải thưởng văn chương danh giá đã có tuổi đời gần một trăm năm. Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm đạt giải thưởng này đã được xuất bản, có thể kể đến Một chỗ trong đời (Annie Ernaux), Một tiểu thuyết Pháp (Frédéric Beigbeder),..

Được viết với giọng văn dịu dàng, hài hước và cảm động, Dòng máu cao quý là cuốn tiểu thuyết thứ ba mươi của Amélie Nothomb, đồng thời lọt vào danh sách “100 cuốn sách tiêu biểu của năm” do tạp chí văn học uy tín Lire bầu chọn.

Được tờ nhật báo Le Parisien miêu tả “như một viên ngọc quý”, Dòng máu cao quý kể về những năm đầu cuộc đời của ngài Đại sứ Bỉ Patrick Nothomb, cha của nhà văn Amélie Nothomb. Ông qua đời năm 83 tuổi sau khi bị vỡ phình mạch vào tháng Ba năm 2020, trong lúc diễn ra phong tỏa do COVID-19. Tại thời điểm đó, Amélie Nothomb đã không thể gặp và nói lời tạm biệt với cha mình.

Trong Dòng máu cao quý, Amélie Nothomb đã nhập vai cha của mình và xưng “tôi” để nhường chỗ cho Patrick Nothomb kể lại câu chuyện về cuộc đời mình, từ thời thơ ấu vào những năm 1940 cho đến năm 1964. Đặc biệt phải kể đến trong tác phẩm này là khoảng thời gian Patrick Nothomb cùng với hàng trăm đồng bào Bỉ bị bắt giữ làm con tin bởi quân nổi loạn tại Stanleyville, nay là Kisangani, Cộng hoà Dân chủ Congo và suýt mất mạng ở đó.

Đúng như nhà phê bình văn học Olivia de Lamberterie đã nhận định, Dòng máu cao quý là “một tác phẩm lôi cuốn” khi được bắt đầu đầy kịch tính bằng chi tiết Patrick Nothomb những tưởng mình sẽ chết trẻ như người cha mà ông chưa từng được gặp, khi đang cận kề bên bờ vực sinh tử.

Amélie Nothomb hồi tưởng lại tuổi thơ của cậu bé Patrick bị mẹ mình bỏ bê bởi bà quả phụ đỏng đảnh thích giao du với giới thượng lưu hơn là tập trung làm mẹ. Cậu bé Patrick được ông bà ngoại là những người giàu có và hết mực tử tế nuôi nấng.

Nhịp độ của câu chuyện tăng nhanh khi Patrick trưởng thành: anh kết hôn với Danièle bất chấp sự ngăn cấm từ ông nội, trở thành nhân viên ngoại giao, đón đứa con đầu lòng với cái ôm siết đầy xúc động và hơn hết là cuộc nổi dậy và bắt cóc con tin tại Stanleyville.

Bằng cách ngược dòng quá khứ tìm về nguồn gốc của cha mình và nhấn mạnh những mâu thuẫn trong gia đình ông, Amélie Nothomb dường như cũng làm lành với chính bản thân và mang lại hơi thở mới cho sáng tác của bà.

Amélie Nothomb là cái tên quen thuộc của nền văn học đương đại, đặc biệt tại các nước nói tiếng Pháp. Bà được biết đến như một nhà văn kỳ lạ và bí ẩn với văn phong hài hước, giàu liên tưởng và vô cùng mãnh liệt.

Chào đời tại Kobe (Nhật Bản) năm 1967, Amélie Nothomb là con gái của Ngài Đại sứ Bỉ Patrick Nothomb. Lên 5 tuổi, bà tiếp tục theo cha đi công cán Trung Quốc, Mỹ, rồi các nước Đông Nam Á. Amélie Nothomb chỉ trở về Bỉ năm 17 tuổi và hoàn toàn bị sốc khi khám phá, hoà nhập với nền văn hoá phương Tây.

Năm 19 tuổi, sau một biến cố trong gia đình, Amélie Nothomb trở lại Nhật Bản làm việc cho một tập đoàn lớn tại Tokyo. Và câu chuyện về cơn ác mộng Nhật Bản bắt đầu khi cô gái người Âu phải tuân theo những luật tục và lề lối của người Nhật. Nothomb thậm chí từng phải làm việc trong toilet ở tập đoàn nọ. Tuy nhiên, khoảng thời gian này lại là nguồn tư liệu cho cuốn tiểu thuyết mang đậm màu sắc tự truyện Sững sờ và run rẩy, tác phẩm bestseller đầu tiên của Nothomb với 500.000 bản được bán ra. Với giọng văn đầy vô tư, đôi khi pha chút hài hước, cuốn sách vạch ra những mặt tối của xã hội Nhật Bản thông qua cuộc sống dường như tiến sâu xuống địa ngục của cô gái trẻ Amélie Nothomb mà không gây cảm giác khó chịu, bức bối. Sững sờ và run rẩy nhận Giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp năm 1999, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp viết lách của Amélie Nothomb.

Một số cuốn sách của Amélie Nothomb đã được Nhã Nam phát hành: Hồi ức kẻ sát nhân, Hủy hoại vì yêu, Sững sờ và run rẩy, Kẻ hai mặt, Axit sunfuric, Nhật ký chim én, Vòng tay samurai.

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Đọc thêm

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Tàn lửa

Tàn lửa
(PLVN) - Truyện tranh Việt Nam của họa sĩ Lilywiu mang tên “Tàn lửa” do Wings Books (Nhà xuất bản Kim Đồng) phát hành, kể lại một câu chuyện đầy sức nặng về tình cảm gia đình, lòng tham hư vinh và thử thách niềm tin trong mỗi con người.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes
(PLVN) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud
(PLVN) - Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những vấn đề triết học căn bản, triết gia Yves Michaud đã có những buổi thảo luận triết học với một nhóm thanh, thiếu niên và ghi chép, tổng hợp lại trong cuốn sách “Biết tuốt về triết”.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.

Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, trên tầng cao khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Di Li cho ra mắt “Tật xấu người Việt”, như một sự tự trào. Bởi cuốn sách dành cho những người đã trưởng thành, phàm đã là người Việt, dường như ai cũng thấy có mình trong đó…

Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.