Miếu Nổi (Phù Châu miếu) nằm giữa một nhánh của sông Sài Gòn.
Miếu Nổi (Phù Châu miếu) nằm giữa một nhánh của sông Sài Gòn.

Độc đáo ngôi miếu Nổi 300 tuổi giữa sông Sài Gòn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Miếu Phù Châu hay còn gọi là miếu Nổi (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) được xây dựng trên một cù lao giữa dòng sông Vàm Thuật – một nhánh của sông Sài Gòn.

Ngoài địa thế giữa bốn bề sóng nước và những nét kiến trúc độc đáo, ngôi miếu cổ bậc nhất đất Gia Định xưa này còn gắn liền với những câu chuyện ly kỳ.

Cổ miếu nổi giữa sông

Miếu Phù Châu nằm trên cù lao có diện tích khoảng 2.000m2, giữa dòng sông Vàm Thuật, một bên là quận Gò Vấp, bên kia quận 12. Ngôi miếu ước chừng có tuổi đời trên dưới 300 năm, tuy nhiên được xây dựng vào thời điểm nào thì không ai biết rõ. Liên quan đến nguồn gốc hình thành miếu cổ, có 2 câu chuyện lưu truyền trong dân gian.

Câu chuyện thứ nhất, vào khoảng thế kỷ 18, một người đàn ông đánh lưới trên đoạn sông này đã chài phải một xác chết phụ nữ. Lúc bấy giờ tại vị trí ngôi miếu nổi vốn dĩ là một cù lao hình bàn chân, cây cối um tùm. Thuyền chài đem người phụ nữ lên chôn ở cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Ban đầu là một miếu nhỏ bằng tre lá, do các nhà buôn đường sông cùng người dân trong vùng dựng thành, thờ Ngũ Hành, Long Mẫu để cầu mong được thuận buồm xuôi gió.

Từ cổng vào đến các công trình của miếu được đắp nhiều tượng rồng.

Từ cổng vào đến các công trình của miếu được đắp nhiều tượng rồng.

Lưu truyền khác kể rằng, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định) đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, dân chúng trong vùng lập ngôi miếu thờ Bà trên cù lao bỏ hoang để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an.

Tuy nhiên, theo một cao niên xứ này vốn là thành viên Ban quản lý ngôi miếu khẳng định, ở cù lao miếu không chôn xác ai cả. Và theo các bậc tiền nhân kể lại, ngôi miếu được dựng từ thời vua Gia Long, nghĩa là trong khoảng cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19.

Giai đoạn lúc bấy giờ, tàu thuyền trên sông Sài Gòn nói chung và sông Vàm Thuật nói riêng diễn ra tấp nập. Những nhà buôn người Hoa khi đi qua khúc sông, thường ghé nghỉ đêm trên cù lao bỏ hoang này. Trong những giấc ngủ, nhiều người đã có những giấc mộng lạ. Sau nhiều lần như thế, các nhà buôn đường thủy đã cùng với các bô lão sống trong vùng lập nên một cái miếu, để cầu thượng lộ bình an.

Mái miếu màu xanh ngọc giữa bốn bề cổ thụ rợp bóng.

Mái miếu màu xanh ngọc giữa bốn bề cổ thụ rợp bóng.

Ban đầu, ngôi miếu được dựng tạm để có nơi hương khói, dần về sau những nhà buôn ghé lại sửa sang, xây dựng thành ngôi miếu kiên cố, hoàn chỉnh. Do nằm trên cồn đất giữa sông, ẩn hiện theo con nước nên người dân gọi tên là miếu Nổi. Trước năm 1975, miếu Nổi nằm ngoại thành thành phố, là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn.

Trong sách “Gia Định xưa và nay” xuất bản trước 1975, nhà nghiên cứu Huỳnh Minh miêu tả về vẻ đẹp của miếu nổi: “Phía bên kia cồn và miếu nổi này là xã An Phú Đông. Cảnh trí của cuộc đất nhô lên giữa dòng sông rất nên thơ mộng. Chung quanh có cây cao bóng mát. Khách thừa lương mến cảnh tịch liêu, trong những ngày rảnh rỗi thường đến đây du ngoạn. Vì chốn này vắng vẻ, xa thành thị, riêng biệt một khu vực trời nước bao la. Phải là nơi lý tưởng cho những tâm hồn trầm lặng”.

Tác giả Huỳnh Minh cho rằng, ngay cái tên “miếu Nổi” và gốc gác bí ẩn đã làm nên sự quái đản của cổ miếu này. Cách thờ Tề Thiên Đại Thánh và Ngũ Hành ở miếu cũng có nhiều câu chuyện thêu dệt, hư thực. Tuy nhiên, điều khiến người ta ấn tượng hơn cả chính là cảnh trí thiên nhiên khả ái nơi này. Tạo vật đã khéo léo đắp nên cồn đất nổi giữa lòng sông, vừa thơ mộng mà lại vừa mong manh trong sự biến thiên không ngừng của đất trời.

“Tương truyền cách nay mười mấy năm về trước, trên sông Bến Cát trước ngôi miếu thường có cặp cá bông lớn nổi lờ đờ trên mặt nước, mọi người cho đó là cặp cá thần của bà cậu, đồng bào quanh vùng không ai dám đá động, mỗi lần cá nổi lên thì trong làng có chuyện lục đục không an, hoặc có người chết đuối dưới sông”, trích sách “Gia Định xưa và nay”.

Sau năm 1975, miếu bị bỏ hoang, hư hỏng nặng. Năm 1992, có người dân đứng ra vận động sửa sang, khôi phục lại các hoạt động. Ông Lục Câu, Trưởng Ban quản lý miếu Nổi đã tự tay phác thảo và đảm nhiệm công việc trùng tu để miếu có diện mạo khang trang, vững chãi như hiện nay. Cũng trong giai đoạn tu sửa, cái tên miếu Phù Châu ra đời, được sử dụng cùng với cái tên miếu Nổi.

Nơi linh thiêng hút khách đi lễ

Chính điện miếu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bà Chúa Xứ, mẹ Cửu Thiên.Chính điện miếu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bà Chúa Xứ, mẹ Cửu Thiên.

Miếu Phù Châu có kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa, gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân. Mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, bên trên nhìn xuống, bên ngoài nhìn vào tràn ngập hình rồng.

Trên nóc các tòa miếu và cổng chính là tượng rồng chầu theo thế lưỡng long tranh châu, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư… Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”.

Trong miếu rất nhiều phù điêu hình rồng, theo như ước tính, có đến trên dưới 100 con rồng lớn, nhỏ, được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết hoa cúc dây, lá nho, sông nước... cũng được thiết kế tỉ mỉ, trang trí tinh xảo, sống động trên nhiều kết cấu của miếu Nổi.

Tiền điện được bố trí thờ Phật Di Lặc.

Tiền điện được bố trí thờ Phật Di Lặc.

Về tín ngưỡng, điện được bố trí thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Ở trung điện, chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh. Sau cùng là chính điện, chính giữa thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm tượng gỗ thờ Kim, Thuỷ, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện kê bàn hương án, thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công.

Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ pháp. Được biết, thời gian đầu, Miếu chỉ thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh, theo văn hóa Trung Hoa đây là những vị anh minh, giúp đỡ mọi người. Về sau, miếu thờ thêm Phật Di Lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán và những vị thần dân gian Việt Nam như Bà chúa xứ Châu Đốc, Cửu Huyền Thất Tổ...

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, miếu Phù Châu còn gắn liền với những câu chuyện ly kỳ nhuốm màu huyền hoặc. Các cao niên trong vùng kể lại, những năm trước 1975, nhắc đến miếu Nổi là người ta nhớ đến chuyện một thương gia cầu cơ bị… “quỷ nhập”.

Miếu Nổi là địa chỉ tâm linh để cầu tình duyên, tài lộc nổi tiếng ở Sài Gòn.Miếu Nổi là địa chỉ tâm linh để cầu tình duyên, tài lộc nổi tiếng ở Sài Gòn.

Chuyện rằng cách nay gần trăm năm, thời mà đôi bờ sông Vàm Thuật mồ mả la liệt, miếu Nổi giữa sông nổi tiếng là nơi linh thiêng. Bấy giờ, rất nhiều tay chơi cờ bạc và cả giới nhà buôn rủ nhau đến đây cầu cơ nhờ người âm chỉ dẫn. Các nghi thức thường diễn ra vào ban đêm, với nhang đèn và các món đồ cúng. Kẻ cầu cơ thường thắp nhang rồi khấn vái để cầu xin âm hồn vạch đường chỉ lối, tìm kiếm vận may trong cờ bạc, làm ăn buôn bán.

Có một thương gia nọ, sau một lần cầu cơ đã có được thành công nên tiếp tục quay lại đặt bàn cầu cơ với hy vọng vận may sẽ đến với mình lần nữa. Nhưng lần đó, nhà buôn chẳng những cầu cơ bất thành mà còn bị “quỷ ám” đến hóa điên, tán gia bại sản.

Tuy nhiên, theo một thành viên Ban quản lý miếu Nổi khẳng định, không có chuyện người thương nhân nào đó bị hóa điên do cầu cơ tại miếu Nổi. Câu chuyện kỳ quái đó, có thể bắt nguồn từ việc ông Phan Thành Lợi, người đã từng trông coi miếu Nổi, cuối đời bị bệnh tâm thần.

Từ thời miếu Nổi còn là ngôi miếu bỏ hoang, ông Phan Thành Lợi, cháu cụ Phan Thanh Giản (quan đại thần triều Nguyễn) đã từng có thời gian ở tại đây. Ông Phan Thành Lợi ở ẩn ở miếu, sống qua ngày nhờ đồ cúng của người dân, sau một thời gian sau thì đầu óc nửa tỉnh nửa mê rồi đi đâu không rõ.

Từ đó có nhiều đồn đại ly kỳ rùng rợn về những oan hồn chết đuối không được siêu sinh, vất vưởng ở miếu Nổi, trêu ám người ta đến khùng điên. Những câu chuyện ma mị ấy đã khiến nhiều người hoang mang, dẫn đến chuyện có quãng thời gian ngôi miếu thưa người lui tới vì sợ.

Sau khi được trùng tu và hương khói, miếu Nổi lại thu hút người dân đến tham quan, đi lễ. Ngày nay, người ta tin rằng ngôi miếu gắn với những huyền tích trăm năm này là nơi linh thiêng, cho những ước nguyện thành hiện thực. Thế nên dù nằm chơ vơ giữa sông nước và muốn đến miếu phải đi đò, dòng người đến cổ miếu vẫn nườm nượp, đặc biệt là những ngày Tết, lễ trong năm.

Ngoài người dân đến dâng lễ cầu tài lộc, cầu bình an, sức khỏe, công việc, tình duyên... thì cũng rất nhiều du khách đến đây chỉ để trốn nhịp sống quay cuống phố thị, tìm cảm giác bình yên trên sông nước, lánh mình trong không gian tĩnh lặng nơi miếu cổ. Năm 2010, Phù Châu miếu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.