Doanh nghiệp ĐBSCL: Chú trọng sản xuất sạch để hội nhập

Thương lái thu mua nông sản của người dân.
Thương lái thu mua nông sản của người dân.
(PLO) - “98% doanh nghiệp (DN) của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là DN vừa và nhỏ, trong đó 90% DN nhỏ. Đây là những DN rất năng động nhưng sẽ không có sức cạnh tranh trong hội nhập”.

Nhận định của ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Cần Thơ đưa ra tại Hội thảo “AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), TPP (Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương): Các tác động đến nền kinh tế và DN ĐBSCL - Những vấn đề nổi bật cần quan tâm” (do VCCI Cần Thơ tổ chức) là vấn đề đáng lưu tâm khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới.

Thủ tục “lằng nhằng” cản bước DN hội nhập

Ông Võ Hùng Dũng cho biết, tình hình tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL năm nay tăng chậm lại so với các năm trước. Cùng với đó, DN vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như sức cạnh tranh của DN, vấn đề khởi nghiệp của sinh viên chưa được thấu đáo; thực trạng di dân ra khỏi khu vực tăng cao, chiếm 8,7%, đặc biệt tại các tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng...

Cơ sở hạ tầng của vùng có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc phát triển; các tỉnh của vùng chưa thống nhất thủ tục đầu tư, còn “lằng nhằng”; lệ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài... Đó là chưa nói, tình hình biến đổi khí hậu đang tác hậu nghiêm trọng ở ĐBSCL đòi hỏi có những thay đổi về sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên, “sức mua của ĐBSCL rất mạnh, xuất khẩu của vùng cao hơn nhập khẩu, cao gấp 2/3 lần. Kinh tế ĐBSCL có triển vọng phát triển tốt trong thời gian hai, ba năm tới” - ông Dũng dự báo. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý các DN của ĐBSCL “nông sản của chúng ta càng ngày càng bị hút vào thị trường Trung Quốc do chưa cải thiện được chất lượng”.

Cùng với đó, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thách thức của Việt Nam không phải giảm thuế, cạnh tranh về giá, mà là có rất nhiều tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe, cơ chế “xin - cho”. Do vậy, cần phải xoá bỏ cơ chế này mới “nới lỏng” được sức cạnh tranh cho DN, nhất là những DN vừa và nhỏ như ở ĐBSCL trước thời cơ của các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Tự thay đổi để tăng sức cạnh tranh

Trong điều kiện có các hiệp định thương mại tự do, tình hình xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, gạo, cá tra, cá ba sa,... của Việt Nam sẽ tăng rất đáng kể và kéo theo nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam. Thương mại tự do sẽ giải quyết các rào cản kỹ thuật, các DN sẽ được hưởng ưu đãi trong phát triển vận hành trong môi trường pháp lý thân thiện với DN.

Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ của châu Âu mở cửa cho dịch vụ Việt Nam và ngược lại. Ngoài ra, các vần đề về bảo vệ môi trường, con người, biến đổi khí hậu của Việt Nam và trách nhiệm xã hội của DN sẽ được đảm bảo.

 “Xếp hạng vốn đầu tư FDI của EU vào Việt Nam đứng thứ 3 năm 2015 nhưng con số này vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng thu hút đầu tư của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng hiệp định tự do mậu dịch sẽ biến Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực. Bởi Việt Nam là nước tiên phong trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế mậu dịch, đàm phán tự do mậu dịch giữa EU và Việt Nam là mô hình mẫu để EU đàm phám với các nước trong khu vực ASEAN” - bà Miriam Garcia Ferrer - Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Thương mại và Kinh tế - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết.

Nhưng bà Miriam Garcia Ferrer “thật sự lo lắng cho Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn”. Theo bà, những thách thức đối với Việt Nam cần chú ý đến việc sản xuất sạch, nâng cao hình ảnh sản phẩm xuất khẩu.

Do vậy, bà Miriam Garcia Ferrer cảnh báo, nhiều khả năng các DN Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với các DN bên ngoài nếu không được khắc phục triệt để những “điểm yếu”: cơ sở hạ tầng kiểm soát an toàn thực phẩm, nền công nghiệp dệt may của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài...

Trong năm 2015, vốn đầu tư FDI tại khu vực ĐBSCL có sự cải thiện, tổng vốn đầu tư 258,7 nghìn tỉ đồng (chiếm khoảng 20% vốn đầu tư trong cả nước), có sự thay đổi rất lớn so năm 2010 (chiếm 15% so với cả nước). Nguồn vốn nước ngoài tập trung đầu tư vào điện gió Cà Mau, Sóc Trăng, các ngành công nghiệp dệt may và giày dép. Hiện, ĐBSCL có khoảng 10,5 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 19,5% lao động cả nước. Trong đó 50% lao động nông nghiệp, 17% lao động công nghiệp và 33% lao động các ngành dịch vụ khác.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Đọc thêm

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.