Đình chỉ bảo vệ dân phố đánh hai thiếu niên dã man trong trường học

Hai thiếu niên bị đánh trong phòng giám thị Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Quận 10. Ảnh cắt từ clip.
Hai thiếu niên bị đánh trong phòng giám thị Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Quận 10. Ảnh cắt từ clip.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hai bảo vệ dân phố bị đình chỉ do có hành vi đánh hai thiếu niên trong trường THCS Nguyễn Văn Tố (phường 14, quận 10, TP HCM).

Sáng sớm 2/4, Chủ tịch UBND quận 10 đã yêu cầu chủ tịch UBND phường 14 tiến hành đình chỉ công tác bảo vệ dân phố có hành vi đấm đá dã man 2 thiếu niên ở Trường THCS Nguyễn Văn Tố.

Ông Vũ Anh Khoa - chủ tịch UBND quận 10 - cho biết trên Tuổi trẻ ông mới nghe báo lại vụ việc trong sáng nay và "anh em xác nhận có việc này xảy ra".

Theo ông Khoa, chủ tịch UBND phường 14 thông tin, hai thiếu niên này (trong clip bị đánh - NV) có hành vi đột nhập vào trường để ăn cắp vặt và bị bắt ngay tại trường. Tuy nhiên, bảo vệ dân phố sau đó đã có những hành vi "không đúng". Hiện phường đã đưa hai thiếu niên về Công an quận 10 để xử lý.

Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, khi trao đổi với Zing cho hay, sở đã nắm thông tin vụ việc qua báo chí và đang chờ báo cáo cụ thể từ Phòng GD&ĐT quận 10 và nhà trường.

Ông Dũng nói thêm vụ việc xảy ra trong trường THCS Nguyễn Văn Tố nên sở sẽ có phương án xử lý sau khi nắm rõ chi tiết. Đến nay, thông tin sở nhận được là hai thiếu niên bị đánh không phải học sinh của trường THCS Nguyễn Văn Tố. Người đánh hai em cũng không phải là người của nhà trường.

“Sở cũng yêu cầu quận 10 báo cáo sự việc cụ thể, xác minh ai là người đánh đập 2 em, vì sao lại đánh trong nhà trường. Nhà trường cũng cần làm rõ tại sao sự việc xảy ra nhưng không nắm rõ. Sau khi có thông tin đầy đủ, sở sẽ chỉ đạo xử lý", ông Dũng nói.

Còn ông Nguyễn Vi Tường Thuỵ, Hiệu trường trường THCS Nguyễn Văn Tố xác nhận hai thiếu niên bị đánh xảy ra trong phòng giám thị trường, đêm 31/3. Người đánh các em là một bảo vệ khu phố. Tuy nhiên mãi đến trưa 1/4 ông Thụy mới biết có đoạn clip lan truyền và đã báo cáo với Phòng GD&ĐT Quận 10.

Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Tố cho biết, gần đây trường liên tục bị mất trộm các đồ dùng như áo gió của học sinh, vợt cầu lông, thực phẩm... Ban giám hiệu phân công thêm 3 nhân viên, trong đó có một giáo viên trẻ cùng hai bảo vệ trực đêm. Trường có báo công an khu vực phường 14, quận 10 để nhờ hỗ trợ.

Đêm hôm đó, sau khi phát hiện có người leo rào vào trường, bảo vệ trường đã tri hô và sau đó bắt được hai thiếu niên trên.

Trước đó, ngày 1/4 trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn một phút ghi lại cảnh hai thiếu niên bị đánh.

Hai thiếu niên ngồi trên ghế, trong căn phòng có nhiều người đàn ông trung niên. Một người mở camera an ninh xem lại, người đứng kế bên trong trang phục áo chàm của dân phòng trỏ tay hỏi: "Có mày không?".

Khi chưa nghe tiếng trả lời từ hai cậu bé, người này đã giơ chân đạp thẳng vào mặt một em mặc áo đen rồi thét lớn: "Có mày không, bao nhiêu lần rồi". Tay ôm mặt, cậu bé bị đánh vội vàng đáp: "Dạ có". Lúc này, người đàn ông đạp hai cái vào mặt cậu, đấm, đá, giơ cùi chỏ vào mặt rồi chửi tục.

Tiếp đó, người đàn ông này đạp vào mặt cậu bé còn lại (nhuộm tóc vàng), đánh đấm liên tiếp vào đầu, lên gối vào mặt, đấm sau gáy. Cậu bé khóc, van nài nhưng vẫn bị đánh.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.