Mục tiêu đến năm 2035 có 90% học sinh được thực hành kỹ năng chống đuối nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình).

Mục đích của Chương trình nhằm tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh nhằm nâng cao năng lực tự phòng ngừa, tự bảo vệ của học sinh trước nguy cơ bị đuối nước; bảo đảm điều kiện và tổ chức hiệu quả việc dạy bơi an toàn cho học sinh để tăng tỷ lệ học sinh biết bơi và biết kỹ năng phòng, chống đuối nước, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bị đuối nước.

Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 95% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cá nhân liên quan được truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về phòng, chống đuối nước học sinh và đạt tỷ lệ 100% vào năm 2035.

Đến năm 2030, 70% học sinh được dạy kiến thức và thực hành kỹ năng phòng, chống đuối nước và đạt tỷ lệ 90% vào năm 2035.

Đến năm 2035, tối thiểu 30% trường tiểu học, 25% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có bể bơi (cố định hoặc di động) và duy trì hoạt động hiệu quả. 70% xã/phường/thị trấn có ít nhất một bể bơi để phục vụ việc dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trên địa bàn.

Đến năm 2030, mỗi trường có ít nhất 02 giáo viên được bồi dưỡng, cấp chứng nhận và có đầy đủ năng lực để tổ chức dạy bơi an toàn cho học sinh và đạt ít nhất 03 giáo viên vào năm 2035.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phòng, chống đuối nước học sinh; Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước và dạy bơi an toàn cho học sinh; Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc tổ chức dạy bơi an toàn trong trường học;

Đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi và kinh phí chi thường xuyên cho các nhà trường; Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người làm công tác y tế trường học; Tăng cường phối hợp liên ngành giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân liên quan; Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nhiệm vụ tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho học sinh; ban hành chương trình, tài liệu, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức dạy bơi an toàn cho học sinh; xây dựng tài liệu và hướng dẫn thực hiện các hoạt động truyền thông phòng, chống đuối nước học sinh trong trường học...

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng công cụ và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung Chương trình nếu cần thiết; tổ chức sơ kết Chương trình vào năm 2030 và tổng kết Chương trình vào năm 2035.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.