Tăng cường phòng chống đuối nước với trẻ em, học sinh

Các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích do đuối nước ở Phú Thọ. (Ảnh: Báo Lao động)
Các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích do đuối nước ở Phú Thọ. (Ảnh: Báo Lao động)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.

Theo công điện, ngày 18/11/2024 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ đuối nước nghiêm trọng.

Nhằm sớm khắc phục hậu quả và chủ động phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh xảy ra tại tỉnh Phú Thọ; đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả công tác này trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích; hỗ trợ, thăm hỏi, động viên gia đình học sinh gặp nạn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan, phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh;

Chỉ đạo, thực hiện rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm (hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước...) có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục (như làm rào chắn, biển cảnh báo; cảnh giới, nhắc nhở...);

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục; tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho cha mẹ, trẻ em, học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường.

Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh của các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa phương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 60/CĐ-TTg và Công điện số 398/CĐ-TTg;

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân; Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.

Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 398/CĐ-TTg và Quyết định số 1248/QĐ-TTg về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.

Thủ tướng cũng đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Đọc thêm

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 3: Xã biên giới Yên Khương – Điểm sáng trong công tác tư pháp

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 3: Xã biên giới Yên Khương – Điểm sáng trong công tác tư pháp
(PLVN) -  “Bản sáng vùng biên” là chủ trương đúng đắn, kịp thời và cần thiết, đóng góp quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động và tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Tại xã Yên Khương, mô hình đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó lĩnh vực tư pháp được Bộ đội biên phòng (BĐBP) và cấp ủy, chính quyền phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.

Những con số ấn tượng sau ngày Nghị định 168 có hiệu lực

Những con số ấn tượng sau ngày Nghị định 168 có hiệu lực
(PLVN) - Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông của TP Hải Phòng, Đồng Nai cho biết, sau khi Nghị định 168/2024/NĐ – CP của Chính phủ Quy định về hoạt động vận tải đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, lực lượng CSGT trên địa bàn TP đã triển khai, xử lý nhiều trường hợp vi phạm về giao thông theo quy định mới.

Quảng Ninh: phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp

Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Ngày 2/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU, ngày 02/12/2024 của Tỉnh ủy.

Những người Xơ Đăng "giữ lửa" nghề đan lát, dệt thổ cẩm

Già A Ren, ông A Hải là những người đang cần mẫn giữ lại nghề đan lát truyền thống của người Xơ Đăng. (Ảnh Trọng Triển)
(PLVN) - Dưới mái nhà sàn ở xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), những người phụ nữ miệt mài bên khung dệt thổ cẩm, còn đàn ông chăm chỉ vót tre đan gùi. Tuy thu nhập từ các sản phẩm này không cao nhưng bà con đồng bào Xơ Đăng vẫn “giữ lửa” nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Bài 1: Lãng phí đồ ăn từ mâm cơm gia đình tới nhà hàng ở Việt Nam

Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

(PLVN) - LỜI TOÀ SOẠN: Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang quyết tâm đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước.

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn này, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Tiết kiệm, chống lãng phí phải là nhiệm vụ hằng ngày” mong muốn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành động tự nguyện, tự giác thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 2: Lan tỏa tính nhân văn nặng tình “quân dân” nơi biên giới

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 2: Lan tỏa tính nhân văn nặng tình “quân dân” nơi biên giới
(PLVN) -  “Bản sáng vùng biên” là mô hình nổi bật thể hiện sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa nói chung và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa nói riêng đối với đời sống của nhân dân, đồng bào các thôn, bản nơi phên dậu của tổ quốc, làm nổi bật thêm sự đoàn kết nặng tình “quân dân”. Trong đó, mô hình thực hiện tại bản Tứ Chiềng (xã Yên Khương, huyện Lang Chánh) là điểm sáng tiêu biểu.