Những người Xơ Đăng "giữ lửa" nghề đan lát, dệt thổ cẩm

Già A Ren, ông A Hải là những người đang cần mẫn giữ lại nghề đan lát truyền thống của người Xơ Đăng. (Ảnh Trọng Triển)
Già A Ren, ông A Hải là những người đang cần mẫn giữ lại nghề đan lát truyền thống của người Xơ Đăng. (Ảnh Trọng Triển)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dưới mái nhà sàn ở xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), những người phụ nữ miệt mài bên khung dệt thổ cẩm, còn đàn ông chăm chỉ vót tre đan gùi. Tuy thu nhập từ các sản phẩm này không cao nhưng bà con đồng bào Xơ Đăng vẫn “giữ lửa” nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Cần mẫn giữ nghề đan lát

Vào những ngày cuối năm 2024, chúng tôi đến tìm gặp nghệ nhân A Ren, một trong những người đan lát có tiếng nhất trong xã Đăk Pxi (thôn Đăk Kơ Đương, huyện Đăk Hà, Kon Tum). Già A Ren cùng ông A Hải đang hoàn thành những chiếc gùi còn dang dở.

Già A Ren tâm sự: “Mình đã làm nghề đan lát này được hơn 80 mùa rẫy rồi. Từ xưa, bà con Xơ Đăng lên rừng, lên rẫy thì phải có cái gùi đựng cơm, cái dao đi phát cây. Ấy vậy mà, giới trẻ giờ lên rẫy cũng chỉ mang cái túi vải. Mình đan gùi giờ chỉ bán cho ít người trong làng hoặc mang đi đổi công”.

Theo già A Ren, năm lên 10 tuổi, trong khi bố mẹ lên nương rẫy, A Ren ở nhà thường ngồi đan gùi, mẹt, làm nỏ săn. Thấy con đam mê nghề đan lát nên cha A Ren đã dẫn lên rừng để chỉ cách chọn lồ ô, tre, nứa, rồi vót nan.

“Khi ấy, mình làm chưa quen nên hay bị rộp da và hay đứt tay lắm. Sau dần, tay vót nan nhanh hơn và đan gùi đều, hoa văn đẹp. Mọi người thấy mình đan đẹp nên thường đặt trước tiền để làm cho kịp mùa lúa”, già A Ren bộc bạch.

Ông A Hải (54 tuổi) cũng nổi tiếng là người đa tài. Ông luôn phụ trách mọi việc quan trọng trong làng như: dựng nhà rông, đục, chạm, xây nhà, dạy đánh cồng chiêng. Lúc mưa gió, ông A Hải lại mang lồ ô sang cùng ông A Ren ngồi đan gùi, mẹt.

Theo ông A Hải, ông học đan gùi từ năm 12 tuổi. Khi thấy ông chăm chú nhìn người trong thôn đan, cha của ông đã quyết định truyền lại nghề đan gùi. Muốn chiếc gùi đẹp, bền thì khâu quan trọng nhất là chọn cây săm lũ, cây lồ xô vừa tầm khoảng 2 năm tuổi. Để chiếc gùi được bắt mắt, người thợ thường phối các nan, dây để tạo ra những hoa văn phù hợp với văn hoá dân tộc bản địa.

Mỗi tuần, ông Hải, ông A Ren đan được khoảng từ 3 đến 5 chiếc gùi và một số cái nia lớn. Giá bán dao động từ 100.000 - 300.000 đồng/sản phẩm gùi và 200.000 đồng mỗi cái nia.

“Thanh niên bây giờ không thích dùng mang gùi hay dùng đồ mây tre đan nữa. Tôi luôn truyền nghề cho những bạn trẻ có tâm huyết, muốn học học để cải tiến chiếc đan, nia cho phù hợp với thị trường hiện nay và vẫn giữ được bản sắc văn hoá”, ông A Hải trải lòng.

Bà Y Rua khéo léo se từng sợi thổ cẩm trên khung dệt . (Trọng Triển)

Bà Y Rua khéo léo se từng sợi thổ cẩm trên khung dệt . (Trọng Triển)

Nỗi lo mai một nghề truyền thống

Tỉ mỉ se từng sợi thổ cẩm mềm mịn trên khung dệt, Bà Y Rua (66 tuổi, thôn Đăk Vek, xã Đăk Pxi) tâm sự: “Tận dụng những lúc trời mưa hay xong việc đồng áng, tôi lại đưa sợi ra dệt, phục vụ cho dân làng làm khăn địu con, quần áo... Nghề dệt thổ cẩm này lắm công phu và cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công đoạn nên khó có người theo lắm”.

Theo Y Rua, từ xưa, bà con Xơ Đăng thường rủ nhau lên rừng tìm hái quả bông gòn nở bung mang về nhà. Người thì gánh nước, số còn lại thì ngồi tách hạt bông rồi đem phơi khô để quay thành sợi. Chọn các loại lá, hoa rừng, rau, củ đem giã rồi ngâm với sợi trong chum để tạo màu. Khi sợi đã nhuốm màu thì đem phơi nắng để tạo hương thơm và độ bền.

Hiện nay, quần áo, khăn tay đa sắc màu với nhiều hoạ tiết bắt mắt được bày bán khắp nơi nên giới trẻ cũng không còn sử dụng đồ thổ cẩm nhiều. Vì vậy, số người còn gắn bó với nghề truyền thống chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

“Tôi may mắn cũng có 2 người cháu đang tuổi đôi mươi vì yêu thích nên thường ra nhờ chỉ dạy dệt thổ cẩm. Tôi mong sẽ xây dựng được những lớp học dệt thổ cẩm, đan lát trong làng nhằm gìn giữ những bản sắc dân tộc, tránh sự mai một với thời gian”, bà Y Rua trải lòng.

Ông U Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi cho biết, đan lát, dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời và gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt, lao động của người Xơ Đăng trên địa bàn xã. Trước khi do giao thông đi lại khó khăn, người dân thường có nhu cầu lớn mua đồ đan lát, vải thổ cẩm về sử dụng. Những năm gần đây thuận lợi về giao thông và hàng hoá buôn bán về xã nhiều nên bà con có giảm do người dân không mặn mà với những đồ dùng truyền thống.

Lãnh đạo xã Đăk Pxi cho biết, địa phương đang tích cực quảng bá nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm mỹ nghệ đan lát, thổ cẩm. Đồng thời, địa phương cũng tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ học nghề đan lát truyền thống để bảo tồn bản sắc dân tộc, có thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống gia đình. Khuyến khích người dân đưa các sản phẩm văn hoá đi giới thiệu, trưng bày để tìm kiếm đầu ra.

Tin cùng chuyên mục

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đọc thêm

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Bài học bám sát thực tiễn

Bài học bám sát thực tiễn
(PLVN) -  Đất nước đã khép lại năm 2024 với tất cả những nỗ lực vượt bậc, "biến nguy thành cơ", "thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế"; với phương châm "kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; ngay từ những ngày đầu năm.

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Không ít bảng đèn quảng cáo "lên đèn" khi trời còn sáng.
(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.