TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ PHẢI THÀNH NHIỆM VỤ HÀNG NGÀY

Bài 1: Lãng phí đồ ăn từ mâm cơm gia đình tới nhà hàng ở Việt Nam

Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)
Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - LỜI TOÀ SOẠN: Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang quyết tâm đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước.

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn này, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Tiết kiệm, chống lãng phí phải là nhiệm vụ hằng ngày” mong muốn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành động tự nguyện, tự giác thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.

Dù chưa được xếp vào nhóm các nước giàu nhưng Việt Nam lại trong top đầu thế giới về chỉ số lãng phí thực phẩm. Từ các gia đình, nhà hàng hay siêu thị..., đâu đâu cũng có thể bắt gặp thức ăn bị bỏ thừa. Đây thực sự là một vấn đề nan giải, không chỉ góp phần tạo ra rào cản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn làm trầm trọng thêm áp lực lên môi trường.

Hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị vứt bỏ mỗi năm

Theo số liệu thống kê của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (FoodBank Việt Nam) công bố tháng 9/2024, trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam hiện xếp vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vứt bỏ mỗi năm khi vẫn còn sử dụng hoặc tận dụng được, gây thất thoát khoảng 3,9 tỷ USD, chiếm gần 2% GDP hiện nay. Phần lớn lượng lãng phí này xảy ra trong ngành rau quả với khoảng 32%, trong khi ngành thịt và cá lần lượt có tỷ lệ tổn thất là 14% và 12%. Điều này phản ánh một thực trạng đáng báo động: sự thiếu nhận thức về vấn đề lãng phí thực phẩm dẫn đến việc lên kế hoạch bữa ăn không hợp lý và mua sắm quá mức.

Tại các nhà hàng, lãng phí thực phẩm không chỉ là vấn đề của khách hàng, mà còn của chính các nhà quản lý. Là người tiếp xúc với thực phẩm hàng ngày, anh Phong – đại diện một chuỗi nhà hàng cơm tại Hà Nội cho rằng, tình trạng lãng phí thực phẩm thường xảy ra tại các nhà hàng theo mô hình Alacarte (mô hình nhà hàng chọn món). Tại đây, đa phần khách hàng đến để tiếp khách, do đó mọi người chủ yếu uống nhiều và ăn ít. Tuy nhiên để thể hiện lòng hiếu khách, người mời vẫn phải gọi đa dạng các món. Điều này dẫn đến sự dư thừa thực phẩm. Ngoài ra, tại một số nhà hàng theo mô hình buffet, tình trạng khách hàng gọi quá nhiều đồ nhưng không ăn hết hoặc do chế biến quá lâu dẫn đến khách không thể sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí thực phẩm...

Các nhà hàng đã định lượng khẩu phần ăn phù hợp với sức ăn của khách hàng nhưng vẫn không hiếm cảnh để thừa đồ ăn. (Ảnh: Minh Trang)

Các nhà hàng đã định lượng khẩu phần ăn phù hợp với sức ăn của khách hàng nhưng vẫn không hiếm cảnh để thừa đồ ăn. (Ảnh: Minh Trang)

Hay tại một số siêu thị, những thực phẩm trưng bày thời gian dài không có khách hàng mua dẫn đến quá hạn sử dụng, dập nát... phải bỏ đi cũng diễn ra khá phổ biến. Anh Nguyễn Văn Tiến (nhân viên một siêu thị trên địa bàn phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều phải kiểm tra và bỏ đi những mặt hàng quá hạn sử dụng, ví dụ: bánh mì, rau củ quả, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo, sữa... Mặc dù rất tiếc nhưng quy định của siêu thị là không bán hàng hết hạn, do đó toàn bộ thực phẩm này đều phải đem vứt bỏ”.

Tình trạng lãng phí thực phẩm cũng diễn ra phổ biến tại các gia đình. Chị Phan Thị Hồng Mai (34 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Do không có thời gian, tôi thường đi chợ 1 lần dùng cho cả tuần. Nhiều loại rau mua về dù đã bảo quản trong tủ lạnh những cũng không thể duy trì độ tươi quá 2 – 3 ngày, dẫn đến hỏng và phải bỏ đi. Ngoài ra, do bảo quản không đúng cách mà một số loại thực phẩm cũng bị hỏng và phải vứt bỏ, rất lãng phí”...

Bữa ăn tại các gia đình cũng tồn tại tình trạng dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Minh Trang)

Bữa ăn tại các gia đình cũng tồn tại tình trạng dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Minh Trang)

Có thể thấy, vấn đề lãng phí thực phẩm đang thực sự trở thành thách thức không chỉ riêng Việt Nam mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì hậu quả để lại thì như nhau: Làm tiêu tốn tiền bạc, tiêu tốn tài nguyên, và ảnh hưởng đến giá bán thực phẩm. Không dừng lại ở đó, thực phẩm bỏ đi, trong thời gian ngắn, sẽ sinh ra khí Metal – có khả năng giữ nhiệt gấp 28 lần khí Cacbon đioxit (CO2) – loại khí thải góp phần làm Trái đất nóng lên.

Dư thừa vì lượng đồ ăn quá nhiều.

Dư thừa vì lượng đồ ăn quá nhiều.

Để góp phần giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm, chuỗi nhà hàng cơm nổi tiếng tại Hà Nội đã đưa ra một vài giải pháp thiết thực và hiệu quả. “Mặc dù tại nhà hàng chúng tôi không thường xuyên xảy ra tình trạng khách để thừa đồ ăn. Tuy nhiên, nhà hàng luôn cố gắng định lượng thực phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng để tránh tình trạng thừa đồ ăn. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng đi theo gia đình, có nhiều trẻ em, chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên trẻ em nên dùng chung 1 suất cơm để phù hợp với sức ăn”, anh Phong - đại diện một chuỗi nhà hàng cơm tại Hà Nội nói.

Những “chiến binh” giải cứu đồ ăn

Một trong những giải pháp của Việt Nam trước vấn nạn lãng phí thực phẩm là thông qua Kế hoạch hành động quốc gia “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” với mục tiêu quan trọng là ngừng “lương thực bị thất thoát, lãng phí”. Kế hoạch này ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, còn có sự vào cuộc của các tổ chức và cá nhân với nhiều mô hình xử lý thực phẩm dư thừa, nhằm đem lại lợi ích cho cả xã hội và môi trường.

Điển hình là Hanoi Food Recuse (HFR), một tổ chức từ thiện được thành lập năm 2012 do một nhóm học sinh THPT đến từ nhiều trường học ở Hà Nội như: Hà Nội - Amsterdam, Chuyên Ngoại ngữ, Việt Đức, Sư phạm... với nền tảng từ cuộc thi Dash for impact – Kiến tạo ảnh hưởng, của tổ chức AIESEC FTU – Đại học ngoại thương Hà Nội.

Nguyễn Thành Trung (học sinh lớp 11A9 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ) cho biết, mục đích thành lập nhóm là “tận dụng” nguồn đồ ăn thừa (những thực phẩm còn nguyên vẹn hình thức và chất lượng) từ các nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình… để chia sẻ cho những người khó khăn.

“Thông qua hoạt động của HFR, các thành viên mong muốn truyền tải đến mọi người, đặc biệt là những người trẻ thông điệp tránh lãng phí đồ ăn, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng về việc tiết kiệm lương thực, thực phẩm, lan tỏa tình yêu, sự đồng cảm đối với những hoàn cảnh khó khăn”, Trung nói.

Nhóm HFR thu gom thực phẩm dự trữ tại các nhà hàng để chia sẻ đến các hoàn cảnh khó khăn.

Nhóm HFR thu gom thực phẩm dự trữ tại các nhà hàng để chia sẻ đến các hoàn cảnh khó khăn.

Theo nam sinh này, trong quá trình hoạt động, nhóm đã gặp không ít khó khăn do rất nhiều người bày tỏ sự hoài nghi, ái ngại và lo sợ về chất lượng đồ ăn. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm đã luôn nỗ lực để giải thích cho mọi người rằng, đó không phải là đồ ăn thừa mà là thức ăn do những nhà hàng, khách sạn nấu dự trữ và không sử dụng hết, do đó đồ ăn vẫn còn nguyên vẹn và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thực phẩm dự trữ được lựa chọn kỹ lưỡng, nguyên vẹn về hình thức và chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm dự trữ được lựa chọn kỹ lưỡng, nguyên vẹn về hình thức và chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tính từ năm 2012 đến nay, nhóm đã chuyển hơn 80.000 suất ăn lấy từ 30 nhà hàng, khách sạn và tiệm bánh ngọt như Khách sạn L’Opera, Khách sạn Novotel, Trống Đồng Palace, Paris Deli... tới tay hơn 30.000 người còn đang thiếu ăn, trong đó bao gồm người tại các địa điểm như Làng trẻ em SOS, Bệnh viện K, Trung tâm Phúc Tuệ…

HFR với những người trẻ đang nỗ lực từng ngày để góp phần giảm lãng phí...

HFR với những người trẻ đang nỗ lực từng ngày để góp phần giảm lãng phí...

Cũng giống như HFR, VietHarvest cũng là một trong những tổ chức đang hoạt động với mục đích tối ưu giá trị của thực phẩm đã chế biến, đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí. Mỗi tuần, xe đông lạnh của VietHarvest sẽ đi quanh Hà Nội, thu gom thực phẩm từ khoảng 10 nhà hàng, khách sạn và 10 cơ sở từ thiện. Thực phẩm được thu gom đều là những món ăn chưa được sử dụng, còn nguyên chất lượng và được bảo quản đúng quy trình. Tất cả đều miễn phí và được gửi đến các tổ chức từ thiện hoặc cơ sở bảo trợ xã hội để phục vụ cho những người cần.

Có thể thấy rằng HFR hay VietHarvest chỉ là hai trong số rất nhiều tổ chức đã và đang hoạt động hàng ngày với mục đích kêu gọi mọi người giảm lãng phí đồ ăn. Tuy nhiên, để thực sự giải quyết được vấn đề này, chính từ bản thân mỗi người cần có ý thức tiết kiệm, thay đổi thói quen.

Tin cùng chuyên mục

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đọc thêm

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Bài học bám sát thực tiễn

Bài học bám sát thực tiễn
(PLVN) -  Đất nước đã khép lại năm 2024 với tất cả những nỗ lực vượt bậc, "biến nguy thành cơ", "thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế"; với phương châm "kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; ngay từ những ngày đầu năm.

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Không ít bảng đèn quảng cáo "lên đèn" khi trời còn sáng.
(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.