Bài 3: Tài sản nghìn tỷ 'bỏ hoang' hàng loạt ở Hà Nội và nhiều nơi, giải quyết thế nào?

Hàng loạt các dự án, trụ sở, nhà máy bỏ hoang nhiều năm nay gây lãng phí tài nguyên, tài sản của Nhà nước.

(PLVN) - TS Nguyễn Đình Cung cho biết, trong vấn đề đầu tư công, tổng kết nhiệm kỳ nào cũng có 9 chữ “dàn trải” – “phân tán” – “lãng phí” – “kém hiệu quả”. Vấn đề lãng phí xếp thứ 3 nhưng cuối cùng thì dự án vẫn kéo dài nhiều năm, không thay đổi. Để khắc phục, theo ông, cần đánh giá thực chất vấn đề...

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Không ít bảng đèn quảng cáo "lên đèn" khi trời còn sáng.
(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Bài 1: Lãng phí đồ ăn từ mâm cơm gia đình tới nhà hàng ở Việt Nam

Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

(PLVN) - LỜI TOÀ SOẠN: Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang quyết tâm đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước.

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn này, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Tiết kiệm, chống lãng phí phải là nhiệm vụ hằng ngày” mong muốn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành động tự nguyện, tự giác thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.