Dốc ngược trẻ đuối nước lên vai chạy - sai lầm có thể dẫn đến tử vong

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị đuối nước. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị đuối nước. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, sơ cứu đuối nước bằng cách dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy là cách làm thường gặp nhưng có thể khiến trẻ nguy kịch, tổn thương thần kinh nặng thậm chí tử vong.

Trẻ đuối nước nguy kịch do sơ cứu ban đầu sai cách

Tuần qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 5 trường hợp đuối nước nghiêm trọng, trong đó chỉ có 1 trẻ được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nên đã hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại do, không được thổi ngạt, ép tim ngay mà bị bế dốc chạy nên vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Trường hợp đầu tiên là bé trai 3 tuổi (quê Thái Nguyên) đi bơi tại bể bơi thì bị đuối nước, được phát hiện trong tình trạng môi tím, da trắng nhợt, không cử động. Trẻ được nhân viên tại bể bơi ép tim và thổi ngạt khoảng 2 phút, sắc da hồng trở lại. Tuy nhiên, trẻ lại được vác chạy trong 5 phút, nhận thấy tình trạng trẻ không cải thiện, mới chuyển đến trạm y tế gần nhất và bệnh viện huyện. Tại đây, trẻ được thở oxy, có nhịp tim trở lại, nhưng tiểu tiện không tự chủ, có cơn co cứng nên chuyển bệnh viện tỉnh. Trẻ tiếp tục được các bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhi hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng, được điều trị thở máy, ổn định huyết động, lọc máu,kháng sinh và sử dụng biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Tuy nhiên, sau 3 ngày, tình trạng của trẻ vẫn nặng nề, nguy cơ tử vong cao do suy đa cơ quan, thời gian thiếu oxy não kéo dài vì không được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách.

Trường hợp thứ hai là bé trai 12 tuổi (quê Nam Định) bị đuối nước ở sông gần nhà. Khi vớt trẻ lên, người cấp cứu đã vác ngược trẻ chạy khoảng 10 phút. Khi thấy không hiệu quả, trẻ mới được ép tim và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, trẻ có nhịp tim trở lại sau 15 phút cấp cứu. Tuy nhiên, do thời gian ngừng tim trước đó kéo dài (trên 30 phút) nên dù được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực nhưng trẻ vẫn hôn mê sâu, suy hô hấp, tiên lượng di chứng thần kinh nặng nề.

Trường hợp khác là bé gái 4 tuổi (ở Hà Nội) bị đuối nước khi đi tập bơi, may mắn được sơ cứu ban đầu đúng cách nên phục hồi tốt. Mẹ trẻ kể lại, khi tập bơi ở bể người khoảng 5 phút thì có dấu hiệu bị đuối nước. Khi phát hiện trẻ tím tái, người lớn đã vớt trẻ lên và tiến hành sơ cứu ép tim, thổi ngạt liên tục. Sau cấp cứu khoảng 1 phút, trẻ có nhịp thở lại và được chuyển tới tới cơ sở y tế. Mặc dù khi trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nặng, nhưng chỉ sau 3 ngày, trẻ đã cai được máy thở. Hiện tại, trẻ hoàn toàn tỉnh táo và chuẩn bị được xuất viện.

Cần hồi sức tim phổi ngay để cứu sống trẻ đuối nước

ThS.BS Hoàng Ngọc Cảnh – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu ôxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Vì thế, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay..

"Nhiều người có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ, thậm chí gây thêm các tổn thương cho trẻ", bác sĩ Cảnh nhận định.

5 bước cấp cứu đuối nước đúng cách

Bước 1: Cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.

Bước 2. Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách, có hai phương pháp là cứu đuối gián tiếp và cứu đuối trực tiếp.

Cứu đuối gián tiếp: là sử dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có (phao, dây, gậy, quần áo, các vật có thể nổi trên nước,…) để cứu người trẻ đuối nước khi vẫn còn đang tỉnh. Tùy theo tình hình và tính chất của mỗi trường hợp cụ thể mà người cứu đuối lựa chọn phương án cứu để phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Cứu đuối trực tiếp: là xuống nước, bơi đến cứu nạn nhân; cứu đuối trực tiếp nên dành cho đối tượng cứu hộ chuyên nghiệp, được đào tạo có đủ sức khỏe và năng lực ở thời điểm thực hiện hoặc đối tượng không chuyên có kỹ năng bơi và cứu đuối.

Bước 3. Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không

Khi trẻ được đưa lên bờ, ngay lập tức xem trẻ có thở không bằng cách: nhìn lồng ngực của trẻ có di động không? Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không? (thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể lay gọi trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không.

Bước 4. Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) ngay: Lúc này, cần đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng.

Nếu nghi ngờ chấn thương cổ, hãy di chuyển trẻ trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông) với nhau, giữ cho tất cả chúng thẳng hàng; không ngửa đầu nâng cằm, chỉ cần ấn góc hàm.

Nếu không nghi ngờ chấn thương cổ, hãy giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông đường thở (kỹ thuật ngửa đầu – nâng cằm).

Tiến hành hồi sức tim – phổi (CPR) cho trẻ bằng cách:

Thổi ngạt: Với trẻ nhỏ, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt một cách kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi và đưa miệng của bạn thổi vào miệng của trẻ. Thổi chậm, đều trong 1- 2 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên, thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên.

Ép tim ngoài lồng ngực: Ngay sau thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Sử dụng một tay đặt vuông góc với lồng ngực, (trẻ lớn/người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim: 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút. Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục (cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu) cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại.

Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh, cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: Nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở trở lại. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...