Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về tạo lập văn hóa sở hữu trí tuệ đã đặt ra trong Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, hướng tới đưa nội dung về sở hữu trí tuệ vào các chương trình giảng dạy cho học sinh các cấp học phổ thông ở Việt Nam, ngày 25/3, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sở hữu trí tuệ dành cho học sinh phổ thông tại Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ trên phạm vi toàn cầu, sở hữu trí tuệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để phát triển một cách đồng bộ và bền vững hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, vấn đề giáo dục sở hữu trí tuệ cho thế hệ trẻ, nhất là từ cấp độ học sinh phổ thông, là một trong những việc làm cần thiết đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khẳng định và nhiều quốc gia triển khai hiệu quả, từng bước hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng qua đó góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, tiên tiến.

Tại Việt Nam, thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực về sở sở hữu trí tuệ cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, giáo dục sở hữu trí tuệ cho học sinh phổ thông là một vấn đề mới, chưa được triển khai một cách bài bản và thường xuyên.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang triển khai một vài hoạt động tuyên truyền tại một số cơ sở giáo dục như Trường Tiểu học Văn Chương, Trường Tiểu học Láng Thượng, Trường Tiểu học và THCS Thực nghiệm và nhận được nhiều kết quả tích cực.

Khảo sát của Cục Sở hữu trí tuệ với 800 học sinh đến từ nhiều trường học khác nhau cho thấy, phần lớn học sinh tiểu học (74%), trung học cơ sở (87%) cho biết chưa bao giờ được tiếp cận với kiến thức về sở hữu trí tuệ. Phần lớn các em đều cho biết sẵn sàng đón nhận các kiến thức mới này.

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sở hữu trí tuệ dành cho học sinh phổ thông

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sở hữu trí tuệ dành cho học sinh phổ thông

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ), kiến thức về sở hữu trí tuệ cần được trang bị, giáo dục, đào tạo cho học sinh ngay từ cấp phổ thông. Tiến sỹ Hạnh kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cần xem xét áp dụng hình thức phù hợp ở các cấp học.

Ông Lưu Hoàng Long bày tỏ, để triển khai hiệu quả hoạt động trên, Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các cơ quan hữu quan rất cần có sự đồng hành của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đã đặt ra trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Tại hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục đến từ các Bộ, ngành đã thảo luận để đề xuất một chương trình giáo dục sở hữu trí tuệ có chất lượng, chuyên môn cao cho các cấp học... Theo đó, các chương trình giáo dục khi triển khai sẽ có tính lan tỏa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Cần giáo dục sớm cho trẻ về SHTT

Theo nghiên cứu của chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), sự sáng tạo đạt đỉnh trong độ tuổi từ 12-20, khi giới trẻ nhận ra tài năng của mình và phát triển sở thích cho các lĩnh vực nhất định. Sau độ tuổi này, các cấu trúc giáo dục truyền thống thường kìm hãm sự sáng tạo bằng cách phân chia các môn học theo từng lĩnh vực chuyên ngành, từ đó làm giới hạn khả năng đổi mới sáng tạo của giới trẻ giữa các môn học. Đó là lý do cần sớm đưa nội dung đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ vào các môn học để giáo dục cho học sinh. Bằng cách này, thế hệ trẻ sẽ được trao quyền để phát triển tư duy sáng tạo, học cách khai thác các ý tưởng để hướng tới những lợi ích kinh tế hữu hình.

Theo bà Altayework, Trưởng bộ phận đào tạo trực tuyến Học viện WIPO, sở hữu trí tuệ không chỉ là một quyền hay cơ chế bảo hộ, nó còn là một khía cạnh của sự sáng tạo. Ngày nay, tài sản vật chất như đất đai hay cơ sở sản xuất không còn chiếm ưu thế trong cuộc sống hàng ngày. Những gì chúng ta tiêu thụ hay thưởng thức, các tác phẩm giải trí, sản phẩm tiêu dùng hay các loại thuốc đều là những tài sản vô hình, được chuyển hóa từ những ý tưởng thành sản phẩm.Trên thực tế, công nghệ được thúc đẩy bởi những ý tưởng đã được biến đổi thành các hình thức vật lý. Những ý tưởng hiện có giá trị và ý nghĩa lớn hơn bao giờ hết.

Bà cho rằng, việc hiểu biết và ứng dụng được các kiến thức về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các chủ thể sáng tạo có định hướng nghiên cứu phù hợp, đảm bảo khả năng xác lập quyền, thương mại hóa tài sản trí tuệ. Từ đó gia tăng số lượng, chất lượng tài sản trí tuệ được bảo hộ tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như nâng cao hiệu quả thực thi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đó là lý do tại sao cần phải sớm đưa nội dung đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ vào các môn học để giáo dục cho học sinh.

Đọc thêm

Trẻ cần có kỹ năng phòng vệ trước người lạ

Kỹ năng tự vệ giúp trẻ nhỏ phòng tránh nguy cơ bị kẻ xấu bắt cóc. (Nguồn ảnh: APK)
(PLVN) - Vài năm trở lại đây đã xảy ra không ít vụ người lạ bắt cóc trẻ em. Điều này cho thấy, cha mẹ, nhà trường không chỉ cần quan tâm đến sự an toàn mà còn phải dạy trẻ tự vệ như một kỹ năng, đó là cách để trẻ chủ động giữ an toàn cho bản thân, cũng như định hình và xây dựng những phẩm chất tốt.

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung: Tối ưu hóa tài sản công thông qua cho thuê
(PLVN) -  Thời gian qua, việc Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung cho thuê một phần cơ sở vật chất cho Trường HAIS đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trước thông tin này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã tìm hiểu và ghi nhận phản hồi chính thức từ nhà trường.

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao
(PLVN) - Ngoài triển khai chính sách của trung ương dành cho cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho học sinh, hỗ trợ tiền ăn và mua gạo cho học sinh tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”
(PLVN) - Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, giáo viên Tuyên Quang đang vươn mình trở thành những "người dẫn đường công nghệ", vừa làm chủ các công cụ số, vừa là cầu nối giữa tri thức hiện đại và thế hệ học sinh tương lai. Với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đang cho thấy những bước tiến vững chắc trên con đường số hóa giáo dục.