Kết nối doanh nghiệp với đại học: Giải quyết 'mối lo' định hướng nghề nghiệp của gia đình

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, nhà trường và doanh nghiệp cần sự đồng hành để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. (Ảnh: PV)
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, nhà trường và doanh nghiệp cần sự đồng hành để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu thế tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, nhằm rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn.

Phụ huynh, học sinh loay hoay định hướng nghề nghiệp

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Nguyễn Thùy Linh (sinh viên năm 3, Học viện Tài chính) chia sẻ lựa chọn ngành kinh tế theo xu hướng của xã hội. Bản thân Thùy Linh không có thế mạnh về những môn học liên quan đến logic, tính toán. Ban đầu Thuỳ Linh mong muốn học ngành Tâm lý học, trở thành một chuyên gia tâm lý, nhưng vì gia đình, bạn bè khuyên, nên cô chọn ngành kinh tế để không lo thất nghiệp sau khi ra trường. Phụ huynh của Thùy Linh, cô Thu Hiền (sinh sống ở quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, gia đình chủ yếu là công nhân viên chức. Mong muốn con gái có việc làm ổn định sau khi ra trường, cô hướng nghiệp cho con vào những ngành đang được xã hội ưa chuộng.

Với một thị trường lao động đang ngày càng có những biến chuyển do ảnh hưởng kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, hiện nay, các gia đình có con trong độ tuổi học sinh, sinh viên (SV) đều loay hoay định hướng nghề nghiệp. Mong muốn SV ra trường sớm ổn định việc làm, có mức thu nhập cao, đa phần phụ huynh lựa chọn ngành học đang là xu thế cho con em của mình.

Tuy nhiên, có một thực tế, số lượng SV chọn sai ngành ở Việt Nam khá nhiều. Trong đó có không ít người từng là học sinh giỏi, xuất sắc nhưng lại mất định hướng trước “ngưỡng cửa” cuộc đời. Hệ lụy của việc chọn sai ngành khiến sinh viên không thể phát triển sở trường, khả năng, mà ngược lại trở nên tự ti, chán học dẫn đến kết quả tụt dốc. Ngoài ra, thiếu định hướng nghề nghiệp khiến cho nhiều SV không có trải nghiệm thực tế với ngành nghề, mất đi khả năng thích nghi sau khi gia nhập thị trường lao động.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH trước đây, mỗi năm có khoảng 200.000 nhân lực trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Đặc biệt có đến gần 60% cử nhân ra trường làm trái ngành nghề đào tạo.

Cùng đồng hành giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh, hiện nay, ngày hội việc làm đã và đang trở thành một hoạt động thường niên của các trường đại học, hỗ trợ SV tìm việc làm. Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp (DN) và nguồn nhân lực trẻ trong tương lai.

Ngoài những ngày hội tìm việc làm, hiện nay, các trường đại học đang có xu thế gắn bó chặt chẽ với các DN. Cùng DN đào tạo, kết nối SV ngày từ những năm đầu đại học.

Tại buổi Hội thảo mang tên “Mô hình DN đồng hành đào tạo SV kinh tế phát triển tại Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN”, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, Trưởng Khoa Kinh tế phát biểu ngành Kinh tế phát triển đào tạo Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã phân tích rằng, mặc dù sự hợp tác giữa DN và nhà trường mang lại nhiều cơ hội, nhưng để mô hình này thành công, cần có sự đồng thuận và cam kết từ cả hai phía. Nhà trường cần linh hoạt trong việc điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực tế của DN. Ngược lại, các DN cũng cần chủ động đồng hành xuyên suốt với nhà trường, hỗ trợ SV không chỉ về mặt tài chính, mà còn về các cơ hội học hỏi từ các chuyên gia trong ngành.

Thực tế, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN, đòi hỏi SV phải được tiếp cận với tiến bộ khoa học, bổ sung kỹ năng còn thiếu.

Bà Bùi Ngọc Hà, Giám đốc thu hút nhân tài, Công ty Cổ phần Misa chia sẻ: “Công ty không chỉ dừng lại ở việc phát triển các giải pháp công nghệ, mà còn có tầm nhìn dài hạn trong việc đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những nỗ lực nổi bật của MISA là chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nhằm trang bị cho SV những kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm làm việc và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai…”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.