Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cho biết, khi sửa đổi Luật GDĐH, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tài chính, học bổng cho người học; trong đó ưu tiên sinh viên ngành nghề mũi nhọn, vùng khó khăn, yếu thế.

Hiện tại, học phí ĐH công căn cứ lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ GD&ĐT theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Theo đó, Nhà nước đưa ra trần học phí theo khối ngành và từng năm học, các trường không được vượt. Với những chương trình đã kiểm định chất lượng, trường ĐH được tự xác định học phí. Cả nước hiện có 264 cơ sở GDĐH (ĐH và cao đẳng) với 2,3 triệu sinh viên, trong đó 64 trường tư.

Thời gian qua, việc một số sinh viên khó có thể tiếp cận GDĐH vì không đủ khả năng tài chính là một thực trạng đáng buồn. Tôi từng biết, có một số sinh viên phải từ bỏ ước mơ học ĐH, chuyển xuống học hệ cao đẳng vì gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Đề xuất nêu trên chắc chắn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập không cao; tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho sinh viên từ mọi tầng lớp xã hội. Các gia đình cũng sẽ không phải lo lắng về việc không đủ tiền để cho con em theo học ĐH, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mặt khác, cơ chế này nếu được thông qua cũng giúp các trường ĐH có cơ hội tự chủ tài chính cao hơn. Các trường có thể tự điều chỉnh học phí sao cho phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của sinh viên, đồng thời không làm giảm chất lượng giáo dục. Các trường ĐH sẽ có thêm động lực để cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội...

Một số ý kiến đánh giá, bản chất của đề xuất trên chính là sự linh hoạt trong việc điều chỉnh học phí theo tình hình kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập bình quân đầu người tăng lên, học phí sẽ được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi này. Ngược lại, trong các thời điểm khó khăn về kinh tế, học phí sẽ không bị tăng đột biến, giúp sinh viên không phải chịu thêm gánh nặng tài chính. Qua đó, giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống giáo dục ĐH trong các tình huống và tạo ra một nền giáo dục phát triển bền vững.

Mặc dù có thể còn một số thách thức trong việc triển khai, nhưng đề xuất tính học phí ĐH theo thu nhập bình quân đầu người là một giải pháp công bằng và hợp lý, được xem là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hệ thống giáo dục ĐH tại Việt Nam.

Đọc thêm

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng
(PLVN) - Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát TP HCM, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow - một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.

Xác minh thông tin vụ học sinh bị bạo lực tại Trường THCS Cao Mại

Ảnh cắt từ clip được ghi lại
(PLVN) - Một đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường xảy ra tại Trường THCS Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nạn nhân là một học sinh lớp 6, bị bạn học hành hung và ép buộc thực hiện hành vi phản cảm ngay trong nhà vệ sinh của trường.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.