Đến thời bỏ ngân hàng, kinh doanh thuốc tây

Các cửa hàng kinh doanh thuốc tây thu lợi nhuận cao. (Ảnh mang tính minh họa)
Các cửa hàng kinh doanh thuốc tây thu lợi nhuận cao. (Ảnh mang tính minh họa)
(PLO) - Trong khi cổ đông nhiều ngân hàng méo mặt vì không được một đồng cổ tức thì cổ đông các công ty thuốc tây lại tươi roi rói với những khoản cổ tức lên tới 30%.
Hôm 21/4, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), một cổ đông chất vấn: với quy mô hiện tại, mức cổ tức 10% cho năm 2015 liệu có thấp? Trả lời thắc mắc này, đại diện Ban điều hành cho biết, theo tính toán của HĐQT thì 10% là mức hợp lý. 
Năm 2014, chi phí rủi ro tín dụng khiến nhiều ngân hàng không chia cổ tức cho cổ đông, trong số 12 ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM thì có 7 ngân hàng không chia cổ tức, đồng thời nhiều ngân hàng phải hạ cổ tức do lợi nhuận không đạt như kỳ vọng. “Việc chi trả cổ tức tỷ lệ 10% của MB như vậy đã nằm trong nhóm những ngân hàng có mức chi trả cổ tức cao nhất hiện nay” – MB tự tin. 
Quả vậy, mới 3 ngày trước đại hội này của MB, tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hôm 18/4, các cổ đông đã phải ngậm ngùi thông qua việc không chia cổ tức năm 2014 nhằm dành toàn bộ lợi nhuận vào việc tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh. 
Trong cùng thời điểm, tại TP.HCM, ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2014 là 5% bằng tiền mặt. Mức chia cổ tức thấp hơn nhiều lãi suất tiết kiệm song cũng được đại diện từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá là “đứng thứ 2 trong số các ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM”. 
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) diễn ra vào sáng 17/04, mức chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% cũng được lấy làm tự hào là  “khá hơn nhiều ngân hàng khác”. 
Dĩ nhiên những cách giải thích có phần “tự sướng” như thế này làm các cổ đông nhỏ rất bức xúc dù rốt cuộc rồi cũng phải thông qua. Bỏ tiền ra đầu tư chẳng ai muốn mức “lãi” thu về lại còn âm so với lạm phát. Mà kế hoạch cổ tức năm 2015 này cũng không khá khẩm gì hơn. “Hoành tráng” như MB cũng chỉ trình phương án 10%. Tình hình kinh doanh không thuận lợi, có thể nói chuỗi ngày ảm đạm của cổ đông ngân hàng còn dài dài. 
Nhìn sang các lĩnh vực khác, những ai trót đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng chắc còn rầu ruột hơn. Như Pháp luật Việt Nam từng đề cập, rất nhiều công ty niêm yết, đặc biệt là ở những ngành sản xuất cơ bản, họ đối đãi với cổ đông hết sức thịnh tình. 
Không kể những trường hợp đặc biệt trả cổ tức lên tới 100% như Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HTL) hay Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài - NoibaiCargo (NCT), mùa ĐHĐCĐ năm nay có không ít doanh nghiệp trả cổ tức ở mức 30% trở lên. 
Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp của ngành dược phẩm, như Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), năm 2014 lãi ròng giảm 10% so với năm 2013 (còn 533 tỷ đồng), tuy vậy vẫn quyết định nâng mức cổ tức chi trả cho cổ đông từ 25% (quyết định của cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2014) lên mức 30% mệnh giá, bằng tiền mặt. Năm 2015, cổ tức tiếp tục được đề xuất ở mức 25% tiền mặt.
Traphaco (TRA) cũng chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014 nhưng ĐHĐCĐ đã thông qua mức cổ tức năm 2014 tỷ lệ 30%. Cổ tức dự kiến năm 2015 là 20% bằng tiền mặt.
Sự tương phản như vậy là điều rất đáng để suy ngẫm. Ngân hàng vẫn được ví như mạch máu dẫn vốn cho nền kinh tế. Không thể có một cơ thể khỏe nếu mạch máu không khỏe. Vậy thì vì sao nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn “sống khỏe” trong khi ngành ngân hàng lại èo uột? 
Hai dòng thông tin rất khiêm tốn trong bản báo cáo thường niên năm 2014 dày 100 trang của Dược Hậu Giang cũng có thể lý giải phần nào: “Trong những năm trước đây, DHG hầu như không vay nợ. Khoản nợ ngắn hạn thể hiện trong báo cáo tài chính là khoản DHG vay cán bộ, công nhân viên không có tài sản thế chấp và vay ngân hàng với lãi suất thấp. Điều này có được là do DHG đã tận dụng uy tín của mình với các ngân hàng để khai thác tình trạng dư thừa vốn ở các ngân hàng trong thời điểm hiện nay”!
Tuy nhiên, đầu vào cũng mới chỉ là một vế của vấn đề. Vế còn lại là đầu ra, đó là việc tiêu thụ sản phẩm. Thị trường nội địa chiếm tới 99% doanh thu thuần hàng sản xuất của công ty. Dân số Việt Nam đông, tăng nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt từ phân khúc thu nhập trung bình trở lên. Điều này được công ty nhìn nhận là cơ hội kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng còn cao. 
Dù rằng vẫn còn đó nhiều thách thức, mà theo như Dược Hậu Giang thì có một phần vì thuốc là mặt hàng Nhà nước quản lý giá và việc tăng giá thuốc còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh và… các phương tiện báo đài.
Nhìn vào bức tranh tăng trưởng lợi nhuận của các công ty con phân phối của DHG cũng có thể thấy hãng dược đang ăn nên làm ra thế nào. Như B&T Pharma tăng trưởng tới 154%, VL Pharma tăng 108%, ST Pharma tăng 61%...
Buồn cho ngành ngân hàng, mừng cho ngành dược, nhưng dưới góc nhìn xã hội thì cũng chạnh lòng cho người bệnh. Vì suy cho cùng thì sản phẩm mà họ bỏ tiền mua đã bị tính lãi khá cao.

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.