Đèn lồng Việt đang "ngắc ngoải" ngay chính trên quê hương mình

Phố lồng đèn chỉ đông vào dịp lễ tết nhưng chủ yếu là người xem.
Phố lồng đèn chỉ đông vào dịp lễ tết nhưng chủ yếu là người xem.
(PLO) - Có dịp đến nhiều lần mới có thể cảm nhận hết nét tinh túy được những nghệ nhân lồng đèn nơi đây nâng niu bởi bàn tay tài hoa của mình và để chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng rực rỡ từng có một thời huy hoàng làm nên kỳ tích nghề làm lồng đèn Việt. 

Tuy nhiên, sự hiện đại hóa và đa năng của lồng đèn “Tàu” đã chiếm lĩnh thị trường khiến phố lồng đèn này dần nhạt nhòa và thưa thớt người theo nghề.
Đó là câu chuyện đời thường đang diễn ra ở con phố lồng đèn lớn nhất đất Sài Gòn – phố Lương Nhữ Học (quận 5, TP HCM).
Phố đèn lồng lớn nhất đất Sài Gòn – Chợ Lớn
Với rất nhiều người TP HCM, nhất là giới trẻ, có lẽ con phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5) luôn là lựa chọn số 1 vào những dịp lễ, tết. Bởi đến đây, bên cạnh chọn mua quà kỷ niệm cho người thân yêu, họ không những được say mình ngắm nghía những chiếc lồng đèn đa sắc lung linh mà còn được ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên gia đình, người thân yêu của mình.
Khác với một số phố đèn lồng bị “Tàu hóa”, ở phố đèn lồng Lương Nhữ Học, mỗi chiếc lồng đèn mang một dấu ấn riêng, không lẫn vào đâu được, rất Việt Nam từ hình thức đến nội dung. Tất cả đều là trí tuệ và tài hoa của người nghệ nhân lồng đèn thực thụ tự bao đời nay sống chết với nghề.
Theo những người lớn tuổi, tính đến nay, phố đèn lồng Lương Nhữ Học là con phố lồng đèn lâu đời nhất Sài Gòn, có tuổi “thọ” ngót 70 năm tại phố người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn. Đây cũng là một con phố lồng đèn hiếm hoi ở Việt Nam chuyên sản xuất những chiếc lồng đèn thủ công thuần Việt cung cấp cho TP HCM, các tỉnh lân cận và xuất khẩu.
Những người nghệ nhân luôn xem mỗi sản phẩm lồng đèn là một “đứa con tinh thần”. Họ hạnh phúc khi được tự tay chẻ, vuốt, uốn, xé, dán, nặn, vẽ,… làm nên chiếc lồng đèn giản dị mà chất chứa bao tinh hoa, tinh túy. Dù là thủ công nhưng rất sắc sảo và đẹp mắt, chẳng thua kém gì máy móc tân tiến đúc ra. 
Những chiếc lồng đèn con tàu Hoàng Sa – Trường Sa mang hình hài Tổ quốc Việt Nam trên từng cột mốc biên giới, luôn vươn mình ra biển khơi, khẳng định chủ quyền, xây khát vọng lớn. Hay lồng đèn ngôi sao “cờ đỏ sao vàng” hồn thiêng dân tộc. Lồng đèn cá chép đi ra từ cội nguồn văn hóa bản địa. Và quy mô hoành tráng trong từng chiếc đèn lồng kéo quân…
Nguy cơ thất truyền
Một người dân thở dài khi nói về con phố lồng đèn, về nghề làm lồng đèn mà họ đã theo đuổi nhiều năm qua: “Chẳng biết nói sao nhưng khó mà bám níu với nghề khi cuộc sống không đảm bảo. Phố chỉ bán chạy vào dịp lễ tết và hầu như nay bị “chết” về đầu ra. 
Trong khi đó giá cạnh tranh không bằng lồng đèn ngoại. Dù có đam mê bao nhiêu nhưng đời sống không đảm bảo thì khó có thể chuyên tâm để theo nghề”.
Đó là nỗi niềm chung của những người dân theo đuổi nghề làm lồng đèn này nhiều đời. Với họ, niềm tự hào về con phố lồng đèn lớn nhất chỉ còn trong ký ức. 
Còn nhớ, cách đây không lâu, vào dịp Tết Trung thu, khi vãn cảnh phố đi bộ lồng đèn Lương Nhữ Học vào những ngày này sầm uất nhất mới hiểu hết tâm sự của những người “giữ hồn dân tộc”.
Lồng đèn kéo quân treo đầy nhưng người mua hiếm hoi
Lồng đèn kéo quân treo đầy nhưng người mua hiếm hoi 
Khi đến cận kề dịp Tết Trung thu, ngày nào cũng vậy, bất kể ngày hay đêm, con phố lồng đèn này luôn nườm nượp khách ghé thăm. Dòng người cứ nối đuôi nhau nhích từng bước chân,  chậm chạp len lỏi qua con phố  nhỏ. Một không khí nhộn nhịp khác hẳn ngày thường. 
Mới chạng vạng, mọi con đường hướng vào phố lồng đèn đều bị "phong tỏa". Cung đường ngắn nhỏ này trở thành con phố đi bộ độc đáo nhất TP HCM.
Dòng người tìm đến với phố lồng đèn tay bắt mặt mừng, nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt ai nấy cũng đều háo hức, phấn khởi. Họ cố lựa chọn vài góc ảnh, thời điểm đẹp để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại phố lồng đèn mùa trung thu này. 
Không những tụi trẻ nôn nao mà cả người lớn cũng cảm thấy rạo rực. Ai đến cũng đều cảm thấy hài lòng. Nhìn những chiếc lồng đèn treo lủng lẳng, ký ức tuổi thơ lại ùa về từng hồi, từng hồi.
Hầu hết mọi người, nhất là giới trẻ, đến với phố lồng đèn chủ yếu để xem và chụp ảnh lưu niệm, còn chuyện mua rất hiếm. Một người mẹ trẻ tuổi vừa ẵm con vừa cho biết: “Phố đẹp, đến mình cũng thích chớ nói gì lũ trẻ. Chủ yếu đến ngắm nghía, chụp hình, chớ giỏi lắm chọn một cái cho con trẻ, không nhiều. Bởi con chị không thích thú lắm với những chiếc lồng đèn giấy thủ công. Chúng bảo thích lồng đèn có điện”.
Thông thường, giá một chiếc lồng đèn chỉ từ 10.000 -100.000 đồng. So với lồng đèn điện, giá cũng ngang ngửa.  Tuy nhiên theo nhiều phụ huynh: “Nếu bỏ tiền mua lồng đèn sẽ chọn mua lồng đèn điện, vừa bền, vừa đẹp, lại vừa dễ sài”. 
Và thu nhập từ nghề này cũng khá bọt bèo. Mỗi chiếc lồng đèn lấy gốc vào đã đến trên 80% giá bán ra thị trường. Thế nhưng, đèn lồng thủ thông rất dễ rách, dễ hư, dễ cũ nếu không biết cách… “nâng niu”.
Nhưng do cuộc sống mưu sinh, hiện nay ở phố lồng đèn này vẫn có nhiều người nhập lồng đèn nước ngoài về bán. Bởi theo họ, bán lồng đèn “ta” sẽ không thể sống nổi, họ còn mưu sinh. 
Khi hỏi về giá chiếc lồng đèn sao cao ngất ngưởng, một người nghệ nhân làm lồng đèn lâu năm ở đây tiết lộ rằng do giá gia công đã cao rồi nên không thể giảm được.
Không chỉ ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học (TP HCM) mà đó là thực trạng chung diễn ra ở nhiều phố lồng đèn danh tiếng cả nước như như Hội An, Hà Tây, Huế…. Nhiều nỗ lực nhằm cứu tình trạng thoi thóp của “quốc hồn quốc túy” dân tộc trong từng chiếc lồng đèn đã được các cấp ban, ngành quan tâm. Tuy nhiên, dường như những biện pháp và động thái chưa thực sự mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.
Trong mai sau, không biết bao lâu nữa, phố lồng đèn Lương Nhữ Học nói riêng và hàng chục phố lồng đèn nổi tiếng khác ở Việt Nam sẽ bị “xóa sổ”. Lồng đèn Việt đang “ngắc ngoải”, một câu chuyện đau đáu. Nên chăng muốn giữ lại một phần quốc hồn quốc túy dân tộc thì Nhà nước cần có những động thái, cụ thể là những giải pháp, chính sách ưu tiên, tích cực để lồng đèn Việt Nam còn đất sống mà “hồi sinh” giữa thời buổi cạnh tranh khắc nghiệt lồng đèn “ta” và lồng đèn “ngoại” đan xen này. 
Và hơn ai hết, hãy biến mỗi người nghệ nhân thành một “đại sứ văn hóa” trong con mắt bạn bè quốc tế.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.