Phấp phỏng tại “thủ phủ” nhân dân tệ ở Lạng Sơn

Một góc chợ đổi tiền
Một góc chợ đổi tiền
(PLO) - Ở Lạng Sơn, việc sử dụng tiền Trung Quốc để giao dịch rất phổ biến. Từ ăn uống, mua sắm, thậm chí đánh giày, uống trà đá vỉa hè cũng có thể dùng tiền Trung Quốc. Vì vậy, việc đồng tiền này bị phá giá gần 5% trong 3 ngày qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.
Tràn ngập nhân dân tệ
Trong vai người miền xuôi lên Lạng Sơn mua sắm bằng đồng nhân dân tệ (CNY), chúng tôi tìm đến chợ đổi tiền lớn nhất Lạng Sơn ở ki ốt số 1 - 2 sân vận động Đông Kinh (phường Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn). Trên ki ốt là dòng chữ quảng cáo khổ lớn “Điểm thu đổi ngoại tệ CNY”. Quả là “danh bất hư truyền”, bên trong những mảnh bạt che nửa kín, nửa hở la liệt những sạp đổi tiền mà theo quan sát, có thể tới con số hàng trăm. 
Mỗi sạp một chủ, đa số là phụ nữ. Họ ngồi bàn ghế nhựa, đeo túi da đựng đầy tiền Việt Nam (VND) và CNY, tay cầm máy tính để thuận tiện trong việc quy đổi tiền. Nhiều người để cả đống tiền trên bàn khi giao dịch.
Một chủ sạp cho biết, bà kinh doanh đổi tiền ở đây được hơn 5 năm. Mỗi ngày bà đổi được 100 - 200 triệu VND. Có ngày may mắn, khách đổi cả mấy chục vạn tệ, tính ra tiền Việt gần nửa tỷ đồng. Theo chủ đổi tiền này, trước đây một CNY đổi được khoảng 3.500 - 3.600 VND.  Tuy nhiên, 3 ngày qua, sau các quyết định phá giá liên tiếp của Trung Quốc, đồng CNY rớt giá mạnh. Chiều 13/8, giá mỗi tệ chỉ còn khoảng 3.400 đồng. “Bản thân tôi cũng mất gần trăm triệu đồng rồi…” – bà này buồn bã nói. 
Không mấy người cởi mở như vậy, khi thấy phóng viên tìm hiểu sâu về chợ tiền, nhiều chủ sạp tỏ vẻ dè chừng, nhiều người lộ rõ vẻ lo lắng trên nét mặt. Đồng CNY mất giá đột ngột khiến những người đang nắm giữ số lượng lớn như các chủ sạp tại đây thiệt hại đáng kể. Đáng nói là dù đồng tiền này mất giá, người mua được lợi nhưng theo quan sát của chúng tôi, giao dịch rất trầm lắng, người bán thì nhiều mà người mua hầu như chẳng thấy. 
Trước đây bằng nghề đổi tiền, nhiều người trở nên giàu có vì “ăn” lãi chênh lệch lớn, lại đông khách đến đổi. Không riêng TP.Lạng Sơn, các địa điểm khác ở Đồng Đăng, Tân Thanh, Chi Ma đều có các sạp đổi tiền lớn. Nay, “cú sốc” tiền tệ trong mấy ngày qua đang khiến cả vùng biên hồi hộp, lo lắng.
Đi chợ Lạng Sơn, tiêu tiền Trung Quốc
Sau khi đổi tiền, chúng tôi đi các chợ Lạng Sơn giao dịch bằng tiền CNY. Tại chợ Đông Kinh, ngôi chợ lớn, sầm uất nhất nhì Lạng Sơn, hàng hóa phong phú. Từ các mặt hàng điện tử như điện thoại di động, tivi, đầu đĩa đến quần áo, giày dép, bật lửa, dây chuyền… đa số là hàng Trung Quốc.
Ghé vào một cửa hàng bán thắt lưng, ví da, chúng tôi được bà chủ đon đả chào mời hàng hóa rẻ, đẹp, bền. Sau khi lựa chọn, mặc cả, chúng tôi mua chiếc ví và thoái thác trả tiền Việt với lí do đã trót đổi sang tiền Trung Quốc, bà chủ cửa hàng niềm nở: 
“Ở đây thì tiền Việt hay Trung Quốc chúng tôi đều nhận. Chiếc ví 120 nghìn VND, tính ra là 40 đồng CNY”, bà chủ nhanh nhảu tính toán. Trước khi ra về, chúng tôi thấy một vị khách khác bước vào cửa hàng hỏi: “Chiếc thắt lưng này giá mấy tệ vậy cô?”.
Ở các chợ lớn khác của Lạng Sơn như chợ Đêm, chợ Kỳ Lừa; các chợ giáp biên như Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma… đều có thể dễ dàng giao dịch hàng hóa bằng đồng CNY. Một tiểu thương chợ Đồng Đăng cho biết, các chủ hàng buôn bán với Trung Quốc sở hữu lượng CNY rất lớn. Họ thường sang nước bạn mua hàng hóa trước khi nhập vào các chợ ở Lạng Sơn và mang về dưới xuôi. 
“Nhiều người vì thế ít sử dụng tiền Việt, trong ví họ chủ yếu có tiền Trung Quốc. Khi mua hàng hóa lặt vặt từ thuốc lá, bao diêm đều mua bằng tiền Trung Quốc. Nhiều nhà tích trữ tiền Trung Quốc hơn là tiền Việt vì cho rằng tiền của họ ít mất giá”, tiểu thương này tiết lộ. “Các sạp đổi tiền có ở khắp nơi nên chúng tôi sẵn sàng nhận tiền Trung Quốc khi bán hàng, nay đồng tiền này đột ngột mất giá như vậy, chỉ những món nhỏ chúng tôi mới nhận, còn thì phải nghe ngóng thêm”, tiểu thương này cho biết thêm.
Sau khi khảo sát một vòng tại các chợ Lạng Sơn, chúng tôi ngồi nghỉ ngơi uống nước ven đường Trần Đăng Ninh (TP.Lạng Sơn). Không ngờ, việc uống trà đá và đánh giày ở ven đường cũng có thể giao dịch bằng CNY. 
Ông Vi Văn Tiến, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài chính Lạng Sơn thừa nhận, tình trạng người dân sử dụng, lưu thông tiền Trung Quốc ở Lạng Sơn là phổ biến từ nhiều năm nay. “Lạng Sơn là tỉnh giáp biên Trung Quốc nên khó tránh khỏi tình trạng này”, ông Tiến nói.
Bà Ngô Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính Lạng Sơn cho biết, những người kinh doanh đổi tiền ở Lạng Sơn phải làm các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định trước khi hành nghề. Việc địa phương, cơ quan nào được sử dụng ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. 
Trước tình trạng sử dụng tiền Trung Quốc tràn lan ở Lạng Sơn, bà Hương cho biết, năm ngoái Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ trì, kết hợp với Sở Tài chính Lạng Sơn và các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngoại tệ tại Lạng Sơn. Kết quả, đã xử lí nhiều đơn vị sử dụng ngoại tệ trái quy định. Tuy nhiên, bà Hương thừa nhận hiện nay tình trạng lưu hành, sử dụng bằng đồng CNY ở Lạng Sơn vẫn diễn ra phổ biến, công khai. 
Theo khảo sát của phóng viên chiều 13/8 tại phố đổi ngoại tệ trên đường Hà Trung (Hà Nội), 1 USD đổi được 22.100VND; trong khi ngày trước đó, 1 USD đổi được 21.850 VND. Như vậy, chỉ trong một ngày, USD tăng lên 250 đồng.
Trong khi USD tăng giá thì đồng CNY lại giảm giá khi quy đổi sang VND. Tại phố Hà Trung chiều 13/8, 1 CNY đổi được 3.440 VND. Trước ngày Trung Quốc giảm giá tiền, 1 CNY đổi được 3.500 VND. Như vậy, sau khi Trung Quốc phá giá CNY, đồng CNY giảm xuống 60 đồng (tính đến chiều ngày 13/8).

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).