Đảm bảo tính độc lập cho hệ thống Tòa án

Đảm bảo tính độc lập cho hệ thống Tòa án
(PLO) - Nhằm đảm bảo các điều kiện để Tòa án tập trung tối đa cho công tác xét xử, Việt Nam đang nghiên cứu mô hình tổ chức Hội đồng Tư pháp quốc gia. 
Để có được những thông tin thiết thực trong quá trình nghiên cứu, ngày 4/12 Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Mô hình Hội đồng Tư pháp quốc gia của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc.
Nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên thế giới, qua nghiên cứu cho thấy tính đến năm 2009 có 121 quốc gia có chế định Hội đồng Tư pháp, trong đó có 93 quốc gia quy định Hội đồng Tư pháp trong Hiến pháp. Tên gọi, vai trò, mô hình tổ chức của Hội đồng Tư pháp tại các nước có khác nhau, song chức năng cơ bản của thiết chế này là bảo đảm sự độc lập và tính chịu trách nhiệm của tư pháp hiểu theo nghĩa là hoạt động xét xử của Tòa án bởi ở đa số các nước, Tòa án không tổ chức và quản lý giống như cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Nói về kinh nghiệm của Nhật Bản, chuyên gia đến từ Tổ chức JICA - ông Furusho Jun cho biết, Tòa án Tối cao của Nhật Bản quản lý toàn bộ hệ thống Tòa án một cách độc lập, không có sự can thiệp của nhánh lập pháp hoặc hành pháp. 
Cùng với đó, Nhật Bản có Hội đồng tham mưu bổ nhiệm thẩm phán, thành viên rất rộng rãi gồm 5 thẩm phán, các luật sư khu vực tư nhân và giáo sư các trường đại học vốn là những chuyên gia pháp lý. Hội đồng này có 2 nhiệm vụ quan trọng là đề cử ứng viên bổ nhiệm thẩm phán và xem xét gia hạn kỳ hạn cho các thẩm phán. 
Để hoàn thành nhiệm vụ đề cử, Hội đồng thu thập thông tin ứng viên thẩm phán đang theo học 1 năm tại Viện Tư pháp và với nhiệm vụ xem xét gia hạn, Hội đồng thu thập thông tin tại các địa phương, các đoàn luật sư. Ngoài ra, Nhật Bản tổ chức cả Hội đồng xử lý kỷ luật đối với thẩm phán và Hội đồng xử lý kỷ luật đối với công tố viên.
Cách quản lý Tòa án liên bang của Hoa Kỳ cũng khá “lạ” với 3 thiết chế liên quan là Hội nghị Tư pháp Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý hành chính các tòa án Hoa Kỳ và Hội đồng Tư pháp. trong đó, Hội đồng Tư pháp là một thiết chế chịu trách nhiệm về việc ra các lệnh cần thiết và phù hợp để quản lý tư pháp một cách đơn giản và hiệu quả. 
Các nhiệm vụ của Hội đồng Tư pháp bao gồm việc đảm bảo kỷ luật hành chính trong các tòa án trực thuộc, xây dựng chính sách xét xử đối với địa bàn thẩm quyền của tòa án và thi hành các chính sách do Hội nghị Tư pháp Hoa Kỳ ban hành. 
Hội đồng Tư pháp chịu trách nhiệm trình báo cáo hoạt động hàng năm cho Cơ quan quản lý hành chính các tòa án liên bang Hoa Kỳ về số lượng và tính chất các mệnh lệnh đã được ban hành trong năm liên quan tới các hành vi sai trái trong hoạt động của tòa án liên bang trong khu vực thẩm quyền.
Mô hình nào cho Việt Nam?
Còn ở nước ta, cách thức quản lý TAND địa phương hiện nay chưa tạo điều kiện cho các Tòa án tập trung vào nhiệm vụ chính là xét xử, thực hiện quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp 2013, làm cho tòa án tương tự như một bộ, một ngành trong hệ thống cơ quan hành chính. TANDTC quản lý đội ngũ cán bộ trên 15 nghìn người, thực hiện thường xuyên các chính sách cán bộ như đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật..., quản lý cơ sở vật chất của TAND các cấp. Vì vậy, cần thành lập một tổ chức có chức năng riêng biệt nhằm bảo đảm các điều kiện hoạt động để Tòa án tập trung tối đa cho xét xử.
Theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, tổ chức đó có thể gọi là Hội đồng Tư pháp quốc gia. Hội đồng có các nhiệm vụ như định kỳ đánh giá thẩm phán, tổ chức thi tuyển, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và điều động thẩm phán; bảo đảm các điều kiện về vật chất, tài chính cho các tòa án; bảo đảm chế độ chính sách tiền lương cho thẩm phán; tham gia xây dựng chính sách và pháp luật liên quan đến công tác cán bộ, cơ sở vật chất cho TAND... 
Mô hình tổ chức Hội đồng có thể thiết kế gồm Chủ tịch Hội đồng là Chánh án TANDTC, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại diện một số cơ quan, tổ chức cùng một số thẩm phán đại diện cho TAND cấp tỉnh trở lên, một số chuyên gia pháp luật.
GS.TS Trần Ngọc Đường kiến nghị, nên chăng thành lập Tổng cục quản lý tòa án, độc lập với hệ thống tổ chức tòa án theo cấp xét xử. Người đứng đầu cơ quan này do Chánh TANDTC bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. 
Tổng cục có nhiệm vụ dự toán kinh phí cho hoạt động của tòa án sau khi thống nhất với Chánh án TANDTC và Hội đồng Thẩm phán TANDTC; nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các tòa án; chăm lo việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy tòa án các cấp. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.