Hiến pháp 2013 tiếp tục hiến định bản án, phải được chấp hành nghiêm chỉnh

(PLO) - Điều 106 Hiến pháp 2013 qui định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. 
Quy định này đã trở thành nguyên tắc cơ bản được ghi nhận xuyên suốt trong các Hiến pháp của Việt Nam (Điều 136 Hiến pháp 1992 và Điều 137 Hiến pháp 1980). Đây cũng chính là nguyên tắc cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Chấp hành pháp luật là quyền và nghĩa vụ 
Thực hiện qui định này của Hiến pháp 2013, hiện nay Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự nhằm tiếp tục cải cách công tác tư pháp, qui định rõ hơn thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 
Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ và việc chấp hành pháp luật cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân, điều đó đã được Hiến pháp 2013 qui định rất cụ thể, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng và chấp hành đầy đủ các bản án, quyết định của tòa án. Chấp hành các bản án, quyết định của tòa án không chỉ bảo đảm hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định trên thực tế mà còn bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, duy trì trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, công lý và cả chế độ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ngược lại, nếu bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được nghiêm chỉnh thi hành thì hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định cũng như hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật bị xem thường, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ bị giảm sút.
Thực tiễn cho thấy, Nhà nước ta luôn thể chế hóa bằng nhiều qui định pháp luật để bảo đảm các bản án, quyết định của tòa án đều được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và mọi công dân, duy trì trật tự xã hội, giữ vững kỷ cương, phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít bản án, quyết định của tòa án chưa được các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh chấp hành, trật tự xã hội có lúc, có nơi chưa được bảo đảm, kỷ cương chưa nghiêm, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và công dân bị xâm phạm, gây bức xúc, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để đảm bảo các bản án, quyết định của tòa án nhân dân được nghiêm chỉnh chấp hành trên thực tế cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. 
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với  các cơ quan tư pháp; tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 
Hai là, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật (cả về hệ thống luật công lẫn luật tư) đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng pháp luật ở lĩnh vực này mâu thuẫn, chồng chéo với lĩnh vực khác, nhằm áp dụng thống nhất trong quá trình giải quyết vụ việc, bảo đảm bản án, quyết định của tòa án ban hành mang tính khả thi trên thực tế. 
Ba là, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp; nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, năng lực, trình độ, đặc biệt là sự công tâm, khách quan trong việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đồng thời đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ. 
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện và chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước. 
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan với các cơ quan tư pháp, nhất là trong quá trình xét xử và tổ chức thi hành án. 
Có như thế, Hiến pháp mới được thực thi một cách nghiêm minh và tinh thần thượng tôn pháp luật mới trở thành nguyên tắc tối thượng trong suy nghĩ và hành động của mỗi người dân, mỗi cán bộ, công chức. 
* Bài tham dự Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” trên Báo Pháp luật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Đọc thêm

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và đoàn công tác tới thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(PLVN) - Chiều nay (24/4) Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng 50 thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự đã tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4.

Chi cục THADS Đức Hoà (Long An): Chấp hành viên "nghìn án" và vụ cưỡng chế giao tài sản 105 người

Chi cục THADS Đức Hoà nhiều năm liền luôn thụ lý án cao nhất tỉnh Long An
(PLVN) - Năm 2024, Chi cục THADS huyện Đức Hoà thụ lý án đứng đầu tỉnh Long An với 3.531 việc thi hành xong, đạt tỷ lệ 88,85%. Tổng giá trị tiền giải quyết xong hơn 615,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2023 trên 311,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,42% trên số việc có điều kiện thi hành. Nhiều vụ việc thi hành án có giá trị lớn, khó thi hành được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.