"Ý tưởng" đưa khách say rượu về: Khách cho địa chỉ “ma”, đưa về đâu an toàn?

"Ý tưởng" đưa khách say rượu về: Khách cho địa chỉ “ma”, đưa về đâu an toàn?
(PLO) - Mục đích của ý tưởng này rất nhân đạo, nhưng để làm được điều đó phải cần nhiều điều kiện và bàn bạc thật kỹ nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực tế. Chẳng hạn, lực lượng nào sẽ đưa khách say rượu về nhà? Khách hàng là nữ thì sẽ do nhân viên nam hay nữ đưa về? Khi say rượu có thể khách cho địa chỉ “ma” thì lúc ấy phải đưa họ về đâu cho an toàn?...

Đó là những chia sẻ cũng là trăn trở của Đại tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng 7, Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) khi trao đổi với PLVN về ý tưởng thành lập lực lượng đưa người say rượu về nhà tại các điểm kinh doanh bia, rượu.

Theo ý tưởng của Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia (UBANGTQG), cơ quan này sẽ phối hợp với Hiệp hội Rượu, bia, nước giải khát xây dựng mô hình "Điểm kinh doanh bia rượu an toàn giao thông". Mô hình này bước đầu sẽ thí điểm tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Tại các điểm kinh doanh bia, rượu sẽ có lực lượng vận động khách hàng không lái xe sau khi uống bia rượu; có dịch vụ trông giữ xe qua đêm và dịch vụ đưa khách hàng đã uống rượu, bia về nhà để đảm bảo an toàn.
“Đây là một vấn đề khá mới ở nước ta, nhưng trên thế giới thì nhiều nước đã làm. Mục đích của việc làm này rất nhân văn và nhân đạo, không chỉ trợ giúp cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm pháp luật mà còn đảm bảo an toàn cho tài sản, tính mạng của họ. Chính vì vậy, theo tôi sáng kiến của UBATGTQG là một ý tưởng tốt đẹp”- Đại tá Trần Sơn bày tỏ.
Cho rằng việc người dân cũng như cán bộ, công chức giao lưu, hàn huyên với bạn bè sau mỗi giờ tan tầm tại các quán bia là chuyện bình thường, nhưng ông Sơn cũng cảnh báo, nếu uống quá nồng độ cồn cho phép mà vẫn điều khiển xe thì sẽ vô cùng nguy hiểm. “Khi không tự chủ được hành động của mình, “anh” không chỉ tự gây tai nạn cho bản thân mà còn mang họa cho người khác. Do đó, việc có lực lượng đưa người say rượu về nhà vô cùng có ý nghĩa”.
Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, để triển khai hiệu quả ý tưởng này trong thực tế phải có rất nhiều điều kiện đi kèm. “Chắc chắn nhiều người sẽ phân vân rằng nhà hàng kinh doanh rượu, bia có đảm bảo cả về mặt pháp lý khi nhận trông xe qua đêm và đưa khách say rượu về nhà? lực lượng nào (bảo vệ nhà hàng hay người của cơ quan chức năng) sẽ đưa khách say rượu về? trang phục của họ ra sao? Khi say rượu có thể khách hàng cho địa chỉ gia đình không chính xác thì lúc này phải đưa họ về đâu cho an toàn? Nếu khách không đồng ý đưa về thì tính sao?...Tất cả những vấn đề này, theo tôi cần phải bàn bạc và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Có thể phải tổ chức những buổi hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và cần thiết là lấy ý kiến của người dân”- Đại tá Sơn đề xuất.
Nếu uống quá nồng độ cồn cho phép, khách không nên điều khiển xe (Ảnh minh họa từ Internet)
Nếu uống quá nồng độ cồn cho phép, khách không nên điều khiển xe (Ảnh minh họa từ Internet)
Đề cao hiệu quả của công tác thông tin tuyền truyền, ông Sơn cũng nhấn mạnh đến việc tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cho người dân và các nhà hàng kinh doanh rượu bia về chủ trương của UBATGTQG  để họ chủ động nắm bắt thông tin. Vị Đại tá này khuyến nghị: “Để đạt kết quả cao, bước đầu chỉ nên thí điểm ở một số nhà hàng lớn, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng. Những nhà hàng này phải có tư cách pháp nhân nhằm đảm bảo về mặt pháp lý cũng như sự an toàn về tính mạng và tài sản của khách hàng. 
Tại các điểm kinh doanh cần có những nội quy, quy định cụ thể liên quan đến việc uống rượu bia (những nội quy, quy định này phải được cơ quan chức năng phê duyệt hoặc thông qua). Nếu cần thiết, các quy định này nên ghi rõ trên một tấm bảng lớn để khách hàng dễ nhìn, dễ đọc. Thông tin là những vấn đề mà khách hàng quan tâm như: khi nào được chở người say về nhà? Trong trường hợp nào nhà hàng được dùng điện thoại hoặc các giấy tờ tùy thân của khách để hỗ trợ cho việc đưa họ về nhà? Mức phí trông giữ xe qua đêm là bao nhiêu?? v.v…”.
“Nếu khách hàng là nữ mà say rượu thì sẽ do nhân viên nam hay nữ “hộ tống” về nhà? Phải gắn trách nhiệm của lực lượng đảm trách công việc đối với tài sản và tính mạng của khách hàng ra sao để phòng tránh trường hợp khách hàng bị lạm dụng hoặc bị mất cắp tài sản? Đây là những vấn đề khá tế nhị nhưng cần được đặt ra để giải quyết thật kín kẽ trước khi bắt tay triển khai vào thực tế”- ông Sơn đề nghị./.

Đọc thêm

Bình Định xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dọc tuyến Quốc lộ

Bình Định xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dọc tuyến Quốc lộ
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định mới ban hành văn bản về việc xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến Quốc lộ đoạn qua địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các đơn vị, địa phương cần lên kế hoạch tổ chức cưỡng chế và xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường gây ùn tắc cũng như mất trật tự an toàn giao thông dọc các tuyến đường này.

Nâng cấp hạ tầng phải đi với nâng cao ý thức

Nhiều bạn trẻ dừng xe giữa đường, tạo dáng chụp ảnh trước camera giám sát. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Hàng loạt dự án giao thông thông minh được triển khai, thực hiện thời gian qua là cột mốc quan trọng đối với hệ thống giao thông tại Hà Nội, tuy nhiên các dự án này có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào ý thức người dân.

Yêu cầu các đơn vị ngành giao thông sẵn sàng ứng phó với bão số 3

Yêu cầu các đơn vị ngành giao thông sẵn sàng ứng phó với bão số 3
(PLVN) - Cục Đường bộ Việt Nam cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan kiểm tra, gia cố các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở. Chuẩn bị vật tư, thiết bị và nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra công tác chuẩn bị phòng tránh bão tại các bến phà, khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.

Ô tô tông liên tiếp 4 xe máy

Ô tô tông liên tiếp 4 xe máy
(PLVN) - Ngày 3/9, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường tỉnh 768 giữa một xe ô tô con và 4 xe máy.

Thông xe cầu Bạch Đằng 2, khát vọng nối đôi bờ sông Đồng Nai thành hiện thực

Thông xe cầu Bạch Đằng 2, khát vọng nối đôi bờ sông Đồng Nai thành hiện thực
(PLVN) -  Dự án cầu Bạch Đằng 2 là cây cầu vượt sông Đồng Nai, có ý nghĩa chiến lược, nối đôi bờ cách trở giữa 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Cầu Bạch Đằng 2 được khởi công cuối năm 2021 sau nhiều nỗ lực của các đơn vị thi công, đến ngày 2/9 cầu chính thức được thông xe, xoá tan mọi cách trở liên vùng của 2 tỉnh động lực phía Nam.