Công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chính thức công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025.

Hơn 65 năm qua, các tác phẩm văn học của NXB Kim Đồng đã nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp cũng như bồi đắp tâm hồn, nhân cách của nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam.

Với mong muốn phát hiện thêm những cây bút mới viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam; được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, NXB Kim Đồng quyết định thành lập giải thưởng cho các sáng tác văn học dành cho thiếu nhi mang tên Kim Đồng.

Tổng biên tập NXB Kim Đồng - Vũ Thị Quỳnh Liên cho biết, Giải thưởng Văn học Kim Đồng ra đời vào thời điểm này là một sự cần thiết, và cũng là một lời khẳng định nỗ lực của NXB Kim Đồng trong việc tìm kiếm các tác phẩm, tác giả mới. Giải thưởng văn học Kim Đồng gắn liền với cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi hướng đến là một giải thưởng uy tín về văn học, là giải thưởng đi vào đời sống văn học thông qua những tác phẩm chất lượng dành cho bạn đọc yêu văn thơ và cổ vũ các tác giả sáng tác cho thiếu nhi.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tham dự buổi lễ công bố Giải thưởng Văn học Kim Đồng, (ảnh PV).Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tham dự buổi lễ công bố Giải thưởng Văn học Kim Đồng, (ảnh PV).

Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội T.Ư Nguyễn Phạm Duy Trang chia sẻ, trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ, mạng xã hội ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của con người, nhất là giới trẻ, văn hóa đọc chịu tác động mạnh. Vì vậy “sáng tác văn học cho thiếu nhi chính là nguồn dưỡng khí nuôi tâm hồn hướng thiện, lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái, hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên của con người ngay từ lứa tuổi nhỏ”.

Chính vì thế tác phẩm văn học cho thiếu nhi ngày nay cần được viết với góc nhìn mới, cách viết mới, mang đến trải nghiệm sống để trưởng thành và đặc biệt cần nhận được sự hưởng ứng của độc giả nhỏ tuổi.

Theo đó, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất được gắn với cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025 do NXB Kim Đồng tổ chức. Giải thưởng sẽ dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với 3 thể loại như: truyện ngắn, truyện dài và thơ.

Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6 - 10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi). Tổng trị giá giải thưởng lên tới 360 triệu đồng. Thời hạn nhận tác phẩm từ 17.6 đến hết ngày 31/3/2025.

Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra các tác phẩm xuất sắc nhất để trao 1 giải Nhất (100 triệu đồng), 2 giải Nhì (60 triệu đồng), 3 giải Ba (30 triệu đồng), 5 giải Khuyến khích (10 triệu đồng). Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 6/2023 – đúng dịp kỷ niệm thành lập NXB Kim Đồng.

Hội đồng Chung khảo gồm các nhà văn nổi tiếng có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng, nhà văn Trần Đức Tiến và các thành viên như: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn Lý Lan, nhà thơ - tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh và Tổng biên tập NXB Kim Đồng - Vũ Thị Quỳnh Liên.

Bày tỏ vinh dự được tham gia Hội đồng chung khảo giải thưởng này, Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng, Giải thưởng Văn học Kim Đồng sẽ tạo cú hích với người cầm bút, khơi dậy những sáng tác mới, hấp dẫn, có thể cạnh tranh với các phương tiện giải trí hiện đại, thu hút các em đọc sách, yêu thích văn chương.

Tin cùng chuyên mục

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp

(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

Đọc thêm

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.