Chuyện về một cán bộ tư pháp nơi địa đầu Tổ quốc

(PLO) - Trên các diễn đàn hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn là một báo cáo viên sắc sảo, còn trong ngành Tư pháp, người ta nhắc đến ông với những năm tháng lăn lộn ở cơ sở, bám sát địa bàn và những cuộc đấu tranh không khoan nhượng để chấm dứt những thói quen, lề thói sinh hoạt lạc hậu đã ăn sâu vào cuộc sống của bà con dân tộc ở mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc. 
Quyết liệt trong công tác cán bộ
Ông Nguyễn Duy Sụn, sinh năm 1965, ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bắt đầu về ngành Tư pháp từ năm 2002 với vai trò Phó Giám đốc. Trước khi về ngành, ông là cán bộ của UBND tỉnh. Gần 3 năm gắn bó với đồng bào Mông ở xã Sín Lủng, huyện Đồng Văn nên ông hiểu rất rõ đời sống, công việc của cán bộ cơ sở. Ngày ấy đường lên Đồng Văn còn toàn đá, chưa có điện và mỗi lần vào thôn bản là một lần phải thử thách độ cứng… thần kinh. 
Ông kể, ngày mới về xã, trụ sở xã ngày nào cũng đóng kín, cán bộ xã bận làm nương, con dấu thì được cất trong nhà của Chủ tịch xã. Hỏi cán bộ xã việc gì cũng ú ớ, gần như không ai chịu học thêm để làm tốt hơn phần việc của mình. 
Nhưng ở cùng dân bản lâu dần ông mới hiểu ra, sở dĩ cán bộ xã không được đi học vì “lệnh” cấm vận của Chủ tịch xã… Thế là một mình ông vừa phải sâu sát cùng dân bản để tìm người uy tín có thể thay thế đội ngũ làm việc ở xã, vừa phải đi vận động những người hiểu biết ra làm việc cho dân. 
Ông cười chia sẻ: “May mà ngày ấy ở xã Sín Lủng có một trung tá về hưu, tôi phải đi lại đến cả chục lần, vài lần chuyện trò hết cả đêm ông mới đồng ý ra xã làm việc tiếp”. Từ việc vận động được một đồng chí bộ đội nghỉ hưu tiếp tục cống hiến cho xã hội, sau gần 3 năm tăng cường, bám sát cơ sở, ông Sụn mạnh dạn đề đạt lên cấp trên kế hoạch “thay máu” toàn bộ cán bộ xã, và thành công. Sau chuyến công tác tăng cường ở cơ sở đầy ấn tượng này, ông chính thức về làm việc trong ngành Tư pháp với vai trò Phó Giám đốc.
Một cuộc đấu tranh khác mà ông Sụn cho rằng, có thể cả đời ông không thể quên trong cuộc đời làm tư pháp của mình là một lần ông phải đấu tranh, vận động để một cán bộ tư pháp xã xin nghỉ việc. Đây là một xã của huyện Xín Mần. 
Mỗi lần tập huấn, ông Sụn luôn thấy cán bộ này lúc nào cũng ngồi bàn đầu, rất chăm chú lắng nghe nhưng trong một lần xuống cơ sở thì “tôi thật sự xấu  hổ vì đồng chí cán bộ tư pháp không biết gì. Hỏi công việc thường làm là gì thì đồng chí ấy thản nhiên trả lời, đi chợ, mua gà, làm cơm” – ông Sụn không ngần ngại cho biết. 
Thêm vài lần xuống kiểm tra nhưng không thấy cán bộ này có sự thay đổi, ông quyết tâm vận động cho cán bộ này nghỉ việc, nhưng không hề dễ dàng. Vừa hiểu ra rằng mình có thể bị mất việc, cán bộ này đã thách thức vị Phó Giám đốc Sở: “Nếu bị nghỉ việc tôi sẽ xúi người dân theo đạo trái phép”. 
Vừa nghe đến đạo trái phép ông Sụn đã giật mình. Cán bộ này “bám bản” lâu, chắc chắn dân sẽ nghe ông ấy. Thế là ông Sụn lại vừa phải xoa dịu, vừa nghĩ đến việc chuyển hướng, vận động cán bộ huyện, cán bộ xã tìm cho cán bộ kia công việc thích hợp để đưa cán bộ tư pháp có chuyên môn về làm việc. Cuối cùng vị này cũng đồng ý chuyển sang làm công tác chữ thập đỏ ở xã. 
Sát dân, gần cơ sở
Có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà đích thân ông Sụn phải kiên quyết thực hiện bằng được như đổi lại họ chính xác cho người dân. Vị Phó Giám đốc kể, nhiều địa bàn ở tỉnh, bố họ Giàng, con lại mang họ Dương vì quan điểm của cán bộ cũ thì Dương và Giàng đọc giống nhau. Hoặc như họ Thào và họ Pào, họ Bàn và họ Phàn… 
Đi kiểm tra mới nhận ra rất nhiều gia đình rơi vào trường hợp bố một họ, con một họ gây ra rất nhiều phiền toái, bất lợi cho bà con. Nhưng đến khi vận động người dân đi đổi lại họ, dân vẫn còn thản nhiên so sánh “những nhà kia cũng vậy, có ảnh hưởng gì đâu”. Ông lại phải kiên trì giải thích quyền lợi,  giải thích chính sách để người dân vui vẻ “tìm lại con cho bố”. 
Tư duy sắc sảo của một người nghiên cứu và hiểu luật khiến ông đọc ra ngay được những thuận lợi và khó khăn của mỗi cán bộ cơ sở mà chưa cần nghe họ… kêu ca. Ông bảo, chỉ cần kiểm tra sổ sách biết ngay sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác tư pháp đến đâu. Trên cơ sở đó, ông đã thiết lập nhiều buổi làm việc thẳng thắn với các lãnh đạo để đề nghị xã tạo điều kiện để cán bộ tư pháp ở cơ sở được thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình.
Tiếp xúc với Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn, điều tôi cảm nhận được là trong con người ông lúc nào cũng đầy ắp nhiệt huyết và trăn trở với nghề. 13 năm gắn bó với ngành Tư pháp ông Sụn đã được tặng nhiều danh hiệu thi đua song điều ông luôn tâm niệm là làm sao có nhiều đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của Tư pháp địa phương… 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.