Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Đôi điều ở Ngũ Xã…

Trong một sáng thu Hà Nội, bước chân đưa người viết đến với Ngũ Xã - làng nghề đúc đồng nổi tiếng của chốn kinh thành xưa, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Tại số nhà 42 Nguyễn Khắc Hiếu, dáng vẻ chăm chú của người đàn ông trước bức tượng dở dang, trong một không gian tràn ngập đồ vật, tượng được tạo tác từ đồng, rất thu hút sự chú ý.

Người đàn ông ấy là ông Đỗ Phi Hùng, sinh năm 1964. Quê gốc Nam Định, nhưng ông Hùng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và là con rể của một gia đình trong làng đúc đồng Ngũ Xã. “Vợ tôi là con của gia đình làm nghề trong làng, tôi là con rể nhưng vì mê nghề nên đã tự học, tự mày mò, học qua sách vở, bạn nghề… để theo nghề. Công việc của tôi là kinh doanh nguyên liệu kim loại nên tôi có dịp đi rất nhiều làng nghề đúc trên cả nước để tìm tòi, học hỏi về nghề. Nghề đúc đồng truyền thống thì ai cũng rõ rồi, rất vất vả và công phu.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người làm nghề xưa bị cạnh tranh rất mạnh. Ví dụ như bức tượng tôi đang làm đây, để tạo được khuôn mặt có hồn, với đầy đủ cơ khối, trông như người thật đang hiển hiện thì người làm phải mất đến hơn tháng tỉ mỉ từng nét một. Nhưng với công nghệ, chỉ trong vài cú nhấp chuột sẽ có ngay một khuôn 3D khuôn mặt. Sản phẩm từ bàn tay nghệ nhân và máy móc thoạt nhìn có vẻ không khác gì nhau nhưng nếu quan sát kỹ sẽ là sự vô hồn, bèn bẹt của tượng…”.

Vừa trò chuyện, ông Hùng vừa tỉ mẩn sửa từng đường nét, chi tiết khóe mắt, gò má… trên phôi tượng. Được biết, đây là bức tượng của cố PGS.TS.BS Bùi Văn Lệnh - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chuyên gia đầu ngành của Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh và là anh em đồng hao với ông Hùng. Từng nét sửa chăm chú, kỹ lưỡng, tinh tế của ông Hùng trên phôi tượng đã lý giải vì sao những tác phẩm tượng đồng đang bày quanh ông như tượng Thần Huyền Thiên Trấn Vũ, Long thần… lại có hồn đến vậy.

Câu chuyện làm nghề, theo nghề của ông Đỗ Phi Hùng cũng là câu chuyện đau đáu lâu nay của làng đúc đồng truyền thống Ngũ Xã. Tương truyền, làng đúc đồng truyền thống Ngũ Xã được hình thành từ thế kỷ 17. Ở thời kỳ đỉnh cao, nơi đây là trường đúc lớn nhất kinh thành và lưu giữ tinh hoa của một trong bốn làng nghề truyền thống gồm “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”.

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đã đóng góp được nhiều công trình, tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu như Pho tượng Đức Phật A Di Đà nặng 14 tấn tại chùa Ngũ Xã được Nhà nước công nhận là Tác phẩm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đặt tại đền Quán Thánh một trong Tứ trấn của đất Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra, còn rất nhiều pho tượng được đặt ở các địa danh quan trọng trải dài khắp đất nước, như quả chuông đồng 6 tấn tại Ngã ba Đồng Lộc, pho tượng đồng đặt tại chùa Ngọa Vân Yên Tử linh thiêng…

Sự khác biệt sản phẩm đồng của Ngũ Xã chính là kỹ thuật đúc liền khối. Đúc liền khối đối với các sản phẩm nhỏ đã không đơn giản, đối với các sản phẩm có kích thước cực lớn lại càng khó khăn, phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ năng cao trong tất cả các công đoạn. Được biết, kỹ thuật đúc liền khối này vẫn là bí quyết riêng của làng Ngũ Xã.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cái tên Ngũ Xã vẫn còn đó, các tác phẩm nghệ thuật của những người thợ đúc đồng vẫn đang được lưu giữ tại các đền, chùa nhưng sự phồn vinh của một làng nghề ngày nào chỉ còn vang vọng trong quá khứ và ký ức của lớp người ở tuổi xưa nay hiếm của làng. Ngôi làng xưa nổi tiếng với nghề đúc đồng nhưng giờ đây thay thế cho những xưởng đúc đồng xưa là nhà cửa san sát, hàng quán, cửa tiệm…

Mê nghề đúc đồng nên ông Đỗ Phi Hùng đã tự học, tự mày mò, học qua sách vở, bạn nghề… để theo nghề. (Ảnh: PV)

Mê nghề đúc đồng nên ông Đỗ Phi Hùng đã tự học, tự mày mò, học qua sách vở, bạn nghề… để theo nghề. (Ảnh: PV)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng của làng đúc đồng Ngũ Xã là nhân vật thường được truyền thông nhắc đến khi đề cập đến làng nghề. Sinh ra và lớn lên tại làng nghề Ngũ Xã, trong một gia đình có nghề truyền thống, ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã được cha ông bồi đắp niềm đam mê với nghề đúc đồng. Tuy nhiều gian nan, vất vả nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng không bao giờ nản lòng, bỏ cuộc. Để nghề tổ của làng Ngũ Xã không bị mai một, ông Ứng đã dạy hai người con trai đúc đồng ngay từ khi còn đang đi học.

Luật xưa quy định chỉ truyền lại những bí kíp về nghề đúc đồng cho con cháu trong làng. Nhưng ngày nay với xã hội phát triển đã không còn mấy người muốn gắn bó với nghề, để có thể tiếp thêm sức sống cũng như duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng sẵn sàng truyền dạy cho những người có nhu cầu theo học, ông ấp ủ mở một trường đào tạo chuyên về đúc đồng. Nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn (con trai ông Ứng) cũng khẳng định, gia đình anh muốn động viên, khuyến khích những người trẻ yêu nghề đúc đồng có thể đến học hỏi để trở thành những nghệ nhân tương lai.

Giữ gìn những chiều cạnh văn hóa

Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng, với tuổi đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Làng nghề Hà Nội hội tụ đủ các nhóm nghề: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây, tre đan, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, trồng hoa, cây cảnh… góp phần lưu giữ, kiến tạo nên những giá trị văn hóa, nghệ thuật, nét đặc trưng riêng của mảnh đất kinh đô ngàn năm văn hiến.

Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề, làng nghề đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của làng nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi một nghề gắn liền với kế sinh nhai của người dân, mà quan trọng hơn đó là mất đi nét văn hóa của cả vùng miền.

Tháng 11/2023, tại hội thảo trong khuôn khổ Festival “Bảo tồn và phát triển làng nghề” do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức từ 9 - 12/11/2023, nhiều ý kiến thiết thực, tâm huyết đã được đưa ra để hướng tới việc giữ gìn và vươn xa của làng nghề.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, Thủ đô Hà Nội là cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Hà Nội hiện có 303 nghệ nhân, bao gồm 13 Nghệ nhân nhân dân, 42 Nghệ nhân ưu tú... Đây là những “đầu tàu” gìn giữ bản sắc, văn hóa truyền thống của các làng nghề.

Thành phố phấn đấu đến 2025 sẽ hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu sản phẩm OCOP của quốc gia tại Thủ đô gắn với công nghiệp văn hóa và phát triển văn hóa. Đồng thời phát triển 9 trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện và thị xã.

Tuy nhiên, các làng nghề ở Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn như: khó thu hút được lực lượng lao động, chưa đem lại thu nhập cao, có nguy cơ mai một, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật; thiếu lao động trẻ có trình độ; không có sự liên kết giữa các làng nghề; thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ, thậm chí một số kỹ thuật truyền thống tinh xảo có nguy cơ bị mai một và thất truyền... Trước thực tế này, đòi hỏi những giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát triển làng nghề là rất cần thiết.

“Hiện nay, khi công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ việc gắn kết "không biên giới" về mặt không gian giữa khu vực này với khu vực khác, giữa các nước này với các nước khác vô cùng thuận tiện và nhanh chóng thì các làng nghề cũng phải xem hình thức giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm trực tuyến là không thể thiếu. Thực tế cũng đã chứng minh nhiều mặt hàng trong nước được biết đến rộng rãi, được tiêu thụ nhiều và được đến với thị trường quốc tế là thông qua internet”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho hay.

Bàn thêm về câu chuyện của làng nghề và hướng đi sắp tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, phát triển làng nghề không chỉ là câu chuyện bán sản phẩm mà làm sao để người tạo ra sản phẩm thấy vui, hạnh phúc với công việc của mình. Do đó, rất cần mở ra không gian mới cho làng nghề. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để người dân trong làng, người trong nghề có thể kết nối với thế giới, vượt ra khỏi khuôn mẫu vốn có.

Nghề dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong những nghề truyền thống của Hà Nội gắn với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Hiện làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là điểm đến khám phá, trải nghiệm lý tưởng đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề.

Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây cũng đang có sự phát triển sôi động với hàng chục cơ sở sản xuất bánh tẻ thường xuyên với số lượng lớn. Năm 2007, Phú Nhi được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống, danh hiệu làng nghề đầu tiên tại thị xã Sơn Tây. Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Bằng công nhận thương hiệu Bánh tẻ Phú Nhi cho làng nghề.

Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế thị xã, các hộ sản xuất bánh tẻ đã được đăng ký sử dụng tem nhãn của làng nghề Phú Nhi trên sản phẩm. Qua đó góp phần đưa sản phẩm Bánh tẻ Phú Nhi trở thành thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề bánh tẻ ngày càng phát triển.

Từ câu chuyện của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề bánh tẻ Phú Nhi… có thể thấy sự chuyển mình để thích ứng là rất quan trọng. Bởi, giữ nghề không chỉ đơn thuần là gìn giữ giá trị văn hoá, tinh thần, góp phần phát triển ngành du lịch của địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân, khi nhịp sống đô thị hiện đại đang dần lấn át những giá trị xưa…

Tin cùng chuyên mục

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).