Dạy nghề truyền thống vẫn gò bó trong tư duy 'cha truyền con nối'

Các làng nghề có nhiều tiềm năng hỗ trợ người lao động phi chính thức có công ăn việc làm ổn định. (Ảnh minh họa: Duy Khánh)
Các làng nghề có nhiều tiềm năng hỗ trợ người lao động phi chính thức có công ăn việc làm ổn định. (Ảnh minh họa: Duy Khánh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 5.400 làng nghề, mở ra tiềm năng rất lớn giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo nghề ở các làng truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn người lao động thuộc nhóm phi chính thức, công tác dạy nghề gò bó theo quan niệm “cha truyền con nối”...

Khó khăn học nghề truyền thống

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đầu năm 2024, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt 28,1%, hơn 70% số lao động không được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Hiện nay, để trở thành một lao động chính thức, được bảo đảm về quyền lợi mỗi cá nhân cần có những chứng chỉ, bằng cấp ngắn hạn hoặc dài hạn để hành nghề. Ngoài các trung tâm dạy nghề, làng nghề đang là một địa điểm “truyền nghề” và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Số liệu cho thấy, hiện có 300 làng nghề được công nhận và có 30 - 40 làng nghề truyền thống. Hà Nội đã có kế hoạch đến năm 2030, thành phố sẽ tăng lên 1.300 làng nghề, giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động.

Tuy nhiên, thực tế, việc học nghề ở các làng truyền thống gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Mới đây, tại buổi tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số: Thực trạng và các cơ hội” do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và các đối tác phối hợp tổ chức, TS. Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, phần lớn lao động ở các làng nghề là lao động phi chính thức, mặc dù có nghề, công việc rất ổn định, làm việc quanh năm, nhiều giờ trong ngày nhưng họ vẫn là phi chính thức bởi không có quản lý chính thức nào, không có hợp đồng lao động, không được bảo đảm về các chế độ an sinh xã hội như nghỉ thai sản, lương hưu... Đây là một thiệt thòi rất lớn cho những người lao động tại làng nghề.

Bên cạnh đó, ở các làng nghề việc dạy nghề, truyền nghề rất hạn chế. Theo truyền thống, các làng nghề ở Việt Nam dạy theo kiểu “cha truyền con nối”, phần lớn người theo nghề gốm, khảm trai, nấu xôi,... thuộc chi họ trong gia đình, trong làng. Nhiều nghệ nhân không nhận dạy nghề cho những người lạ đến xin học.

Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề, trường học mong muốn mời các nghệ nhân về truyền kinh nghiệm, kiến thức cho học viên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế có những nghệ nhân không có giáo trình, họ truyền đạt, dạy bằng cách truyền tay chỉ việc,... nên việc yêu cầu các nghệ nhân phải có bài giảng, giáo án rất khó khăn. Thực tế, có những nghề khó đưa lên giáo trình, nhiều chuyên gia đã về làng nghề truyền thống để giúp các nghệ nhân viết lại giáo trình nhưng cũng không khả thi. Có một số dự án thủ tục giấy tờ rất cồng kềnh, phải có thiết kế, báo cáo... nên thành quả dự án khó tiếp cận đến người dân ở các làng nghề.

Linh hoạt đào tạo nghề

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động phi chính thức nói riêng đã được quan tâm từ 2005. Đến năm 2009, thực hiện Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì tại Quyết định 146, công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được luật hóa, trong đó quy định phụ nữ, lao động nông thôn, lao động phi chính thức khi tham gia học nghề trình độ sơ cấp và học nghề dưới 3 tháng được trợ cấp theo quy định của Chính phủ.

Từ sự luật hóa đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung, lao động nông thôn, lao động phi chính thức nói riêng đặc biệt được quan tâm để hướng tới mục tiêu đặt ra là mỗi năm đào tạo được 1 triệu lao động nông thôn. Gần đây nhất, năm 2022 khi tổng kết Nghị quyết 26; Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đẩy mục tiêu lên một mức nữa, đó là bình quân mỗi năm sẽ đào tạo 1,5 triệu người lao động. Tuy nhiên, với sự thay đổi nền kinh tế số hóa như hiện nay, các làng nghề, trung tâm đào tạo nghề cần phải chủ động, linh hoạt, bắt nhịp với nhu cầu thời đại để thu hút nhiều người lao động phi chính thức đăng ký học. Ví dụ như tổ chức các lớp học trực tuyến, kết hợp với thực hành tại các cơ sở sản xuất; mở những lớp đào tạo nghề phù hợp với mong muốn phần đông học viên..., theo ông Đào Trọng Độ.

Từ góc độ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS. Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội đề xuất một số giải pháp để người lao động phi chính thức có thể được đào tạo ở các làng nghề: “Các làng nghề có đặc điểm sản xuất mang tính chất thủ công và truyền thống cần có đặc thù riêng, trong chính sách đối với các làng nghề truyền thống nên có một chế độ đặc biệt trong công tác đào tạo để duy trì làng nghề. Bên cạnh đó, chính sách ưu tiên cho đào tạo thì nên để ý đến vấn đề nghề truyền thống và nghệ nhân truyền dạy phải có bề dày được cộng đồng làng công nhận. Mời nghệ nhân nào ở trong làng mà khi đưa ra, mọi người đều muốn theo học. Đồng thời nên có những quy định đặc thù đối với làng nghề truyền thống, như không thể bắt buộc các nghệ nhân phải soạn giáo án, trình chiếu trên máy tính...”.

Với vấn đề này, ông Đào Trọng Độ nêu ý kiến công tác truyền nghề, kèm nghề của các làng nghề, nghệ nhân đang gặp khó khăn do quy định tổ chức đào tạo yêu cầu hồ sơ chặt chẽ. Tới đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ có hướng dẫn, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa Thông tư về quy định đào tạo nghề, trong đó có phần đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề để phù hợp công tác đào tạo nghề của các nghệ nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Đọc thêm

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.