Chuyện bên sông

Chuyện bên sông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đa lớn lên trong căn chòi nhỏ neo người bên cánh sông buồn. Căn nhà nhỏ của hai mẹ con nó mỗi đêm sau khi qua đi những nhọc nhằn của ngày thường, thì càng về đêm càng yên tĩnh.

Thậm chí, ánh đèn dầu kêu tí tách và tiếng chén đũa của bữa cơm chiều muộn là thanh âm duy nhất trong nhà. Thi thoảng vào những ngày có mưa rơi, tiếng lộp bộp rơi trên mái nhà như thấm ướt vào bức tường cỏ lại tạo thêm được những điệu nhạc vui tai. Người ta thường sẽ buồn khi nhìn thấy mưa, còn với gia đình neo người như của nó mưa lại làm không khí thêm nhộn nhịp lên một chút. Được một chốc, chị An lại ngẩng đầu lên như sực nhớ điều gì:

- Bận bây nói nay có kết quả thi, rồi ra sao?

Đa nhanh nhảu đứng bật dậy khỏi tấm phản, chạy ra chái bếp sau nhà, nơi để lẫn cái cặp của nó với cái mớ tôm chiều tan học về nó hẩy vội để đặng ăn bữa ngày mai, lục tung lấy ra các bài kiểm tra, chạy lên khoe:

- Tất cả đều chín, mười nhưng toán khó quá má, con chỉ được tám.

Chị An gật gù, cầm coi kỹ rồi không nói gì, chỉ gật đầu nhẹ rồi gắp cho nó miếng cật cá, đó là món Đa thích nhất nên nó hiểu má nó đang ngầm thưởng cho nó. Chỉ thế cũng khiến nó vui cả tối.

Năm nó lên mười cũng là lúc chị An nói với nó, nó không phải con ruột của chị. Trong một lần chài lưới ở cuối sông, khi đang chèo thuyền qua rặng dừa nước tự nhiên nghe tiếng khóc. Cái hình hài nhỏ bé ấy khiến chị cầm lòng không đặng rồi đem về nuôi tự bấy đến giờ. Người phụ nữ đôi mươi khi ấy chưa chồng, bỗng rước một đứa con rơi khiến ai nấy đều ngăn cản, sợ chị lỡ một đời. Nhưng chị lại quyết nhận nuôi, cũng đặng khuyên cha mẹ, họ hàng là sẽ cố gắng tìm lại cha mẹ ruột của Đa. Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua và rồi chị cũng lên chính quyền làm các thủ tục pháp lý để nhận nuôi Đa như con đẻ. Cứ thế, người phụ nữ đôi mươi bỗng nhiên làm mẹ, một người mẹ còn trẻ ngày thì làm việc, đêm về chạy khắp xóm xin sữa nuôi con...

Không ai lí giải được quyết định ngày đó của chị, cũng qua thời gian không còn ai muốn tìm hiểu nữa, chỉ là không ngờ việc có một đứa con ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc của chị. Làng chài nơi chị sống vốn chỉ là làng nghèo, ăn hôm nay phải nghĩ tới ngày mai, không ai đủ dư dả để nuôi một đứa nhỏ không cùng máu thịt. Ngày ấy, ba mẹ chị nghĩ chị lương thiện lại nông nổi tuổi trẻ nên đưa ra quyết định bồng bột không khuyên răn được nên đuổi chị ra khỏi nhà hòng làm chị thấy khó mà từ. Nào ngờ, chị lại dẫn đứa nhỏ về cuối làng, dựng một căn nhà nhỏ, ngày gùi đi làm, tối đến chăm nom. Đứa nhỏ cũng rất quấn chị, ai đụng vào cũng quấy khóc nhưng không hiểu sao khi được đặt vô vòng tay chị lại im bặt, uống sữa rất ngoan. Chị cũng thường vừa làm, vừa qua nhà mấy cô có trẻ nhỏ trong làng học cách chăm trẻ, ai thấy chị ban đầu cũng can:

- Bây còn trẻ vậy, lại không phải con mình. Thương thì đặng đem lên trên phường, làm giấy tờ vô cô nhi viện tạm. Chi mà làm lỡ đời vậy?

Nghe họ khuyên chị cũng hiểu, chỉ cười xòa phẩy tay. Đặng sau đó nhắm chừng gia đình còn khuyên không nổi thì sao lời họ sao đặng nên những phụ nữ có con nhỏ trong làng vẫn hay qua giúp đỡ chị mỗi khi chị đi làm. Khi thì cho sữa, khi thì giúp chị học hò, học hát ru, lại trông bé giúp chị.

Năm chị hai lăm, chị thương một người đàn ông cùng làng, nhưng người ấy lại bảo chị từ bỏ Đa vì sau này rồi gia đình nhỏ sẽ có thêm người, sao phải nuôi một người dưng? Hoặc giả dù có lương thiện cách mấy thì mưu sinh vẫn là điều trăn trở ở nơi này... Nhưng nhìn đứa nhỏ bám lấy gấu quần, ngước mắt gọi hai tiếng: “Má ơi” - chị chợt nhận ra chị đã đưa ra quyết định... Nói thật, đôi khi nhìn thời gian qua đi như dòng nước đang trôi qua phía trước nhà chị không hiểu tại sao ngày đó khi chị còn rất trẻ chị lại bị động lòng bởi một tiếng khóc. Để rồi khi nhận nuôi nó về, lâu dần cuộc sống mưu sinh đã chiếm lấy chị, chị gần như không còn tâm trí nghĩ gì về những lí do để buông tay. Cứ thế mỗi ngày tất bật với cuộc sống đã đủ chật vật rồi, chị không còn mưu cầu gì nữa.

Kể từ khi biết nhận thức Đa luôn biết mẹ mình là một người nghiêm khắc. Chị không có sự dịu dàng của một người mẹ mà chị luôn rất rõ ràng và trừng phạt rất nặng mỗi khi Đa làm sai. Chị cũng rất ít nói, dẫu thế Đa cảm nhận được luôn là sự yêu thương rất rõ chị dành cho nó. Năm nó lên mười, cũng không phải bằng sự dịu dàng cũng như sợ nó bị tổn thương, lúc hai mẹ con đang trên con ghe kéo mẻ lưới cuối cùng để về nấu cơm. Ráng chiều sụp xuống cùng với lời nói rất nhỏ, thậm chí còn không thèm nhìn nó của chị:

- Đa này, bây không phải con ruột của má đâu.

Và thằng nhỏ cũng y chang mẹ nó, cái thân thể gầy còm dốc sức kéo căng mẻ lưới, cũng không nhìn chị, nói to:

- Con biết mà, ngoại nói với con rồi.

Chị có chút ngỡ ngàng và có chút tức giận vì mẹ mình nhưng chị cũng hiểu lí do, hơn nữa cái cách nó chấp nhận việc đó cho thấy nó đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần. Chị tin tưởng con mình là đứa hiểu chuyện. Về phần Đa, nó đã được nghe kể nó là đứa mồ côi, đó là cách ngoại gọi nó và cũng nghe hàng xóm đôi khi cho nó miếng bầu, mẩu bí vì cám cảnh mẹ con nó cũng hay tặc lưỡi: “Mẹ mày khổ vì mày lắm nha Đa...”. Tiếng ít, tiếng nhiều cũng đủ góp thành câu chuyện và nó cũng dần hiểu ra thân phận mình. Nó không buồn vì nó biết mẹ nó thương nó và nó là con của mẹ.

Chị là người nghiêm khắc có tiếng. Có lần nó hư chị sẵn sàng phạt không cho nó ăn cơm để nó bụng đói, lúc chú Keo hàng xóm cho nó đi nhờ ghe đến trường dúi cho nó nắm xôi, nó nhất quyết không nhận. Khi ổng nói xấu mẹ nó khó tính, nó tức giận:

- Má con không có khó, má chỉ gồng mình lên để không ai ăn hiếp được hai má con mà thôi.

- Cái thằng, tao thương bây nên nói dãy, có dãy cũng lồng lộn lên.

Một gia đình không có đàn ông thì người mẹ cũng đồng thời là trụ cột. Những điều tiếng ban đầu chị nhận được dù xuất phát từ sự lương thiện thì rồi cũng biến hóa ra trăm, ra ngàn mỗi cách hiểu khác nhau. Chính vì thế, chị tự làm cho mình mạnh mẽ lên, để chống chọi với miệng đời và tất cả. Đa nó hơn ai hết hiểu mẹ mình cũng có những phút rất yếu lòng nhưng cũng vì nó mà chị không cho phép mình rơi nước mắt. Vì thế khi mẹ phạt nó, nó biết lỗi sai và nó sẽ chấp nhận.

Năm nó vào cấp ba, cơn lũ về gần như cuốn sạch tất cả của gia đình nhỏ ven sông khi ấy. Ngày tựu trường đến gần, trăm thứ tiền đè nặng trên vai chị, nhờ hàng xóm và chính quyền hỗ trợ, căn nhà lá tạm bợ lại được dựng lên nhưng tiền để dành đã theo lũ mà trôi đi hết. Đa quyết định nghỉ học nhưng chị nhất quyết không chịu, xoay xở thế nào đến bữa nộp tiền học cũng dấm dúi đưa nó đủ. Nó rưng rưng nước mắt khi nhìn chị:

- Má, đôi bông của má đâu rồi?

Chị phẩy tay quay đi không nói nhiều đuổi nó đi học...

Nó cũng nhớ rõ trong một lần trời mưa to, nó cùng đám bạn đi tắm sông rồi cả đám xém bị đuối nước may được mấy cô chú đi ngang qua cứu được. Vừa đặng nghe tin chị đương buổi chợ như người mất hồn lập tức chạy đến cánh sông hớt hải: “Thằng Đa con tôi, ai cứu nó với... Trời ơi, nó đâu rồi”? Nhưng ngay khi vừa thấy nó vẫn yên ổn chị vội quay đi giấu những giọt nước mắt, khi người ta khuyên chị nên nhỏ nhẹ vì nó cũng vừa thoát khỏi nguy hiểm đang kinh động, chị chỉ im lặng đứng nấc lên và tát nó một cái rõ to. Nó không đau nơi má, nó đau trong tim...

Rồi nó lên phố học đại học, tốt nghiệp rồi đến ngày lấy vợ. Ngày nó cưới, chị dấm dúi đưa cho nó cái kiềng, không nói gì nhiều chỉ lạnh lùng: “ Để dành lâu nay rồi, con trai lớn cũng phải cho tiền cưới vợ”. Dẫu từ trước tới giờ chị vẫn luôn lạnh lùng với nó nhưng nó hiểu trên đoạn đường đời của nó là tất cả sự hi sinh của chị. Một người nhận nuôi một đứa con rơi tại sao lại có đầy đủ bản năng của một người mẹ đến vậy? Tất cả là bởi sự lương thiện và yêu thương được cất rất kỹ trong trái tim của một nguời phụ nữ đang gồng mình lên chiến đấu với cuộc đời để bảo vệ một đứa con thơ.

Sau khi nó lấy vợ rồi lên phố sống chỉ mình chị trở lại với căn nhà nhỏ bên nhánh sông buồn. Đa vẫn luôn gọi về hỏi thăm và muốn rước chị lên phố ở cùng với gia đình nhưng chị từ chối. Đơn giản chị không muốn rời xa nơi mình đã sinh sống cả đời, phố thị xô bồ, chị không muốn chen chân vào mệt mỏi. Được ít năm, vợ Đa sinh con, cả gia đình nó dắt díu về quê ở. Ban đầu nói là để thuận tiện cho hít thở không khí trong lành, mua một căn nhà nhỏ dưới quê ở để nghỉ cuối tuần sẵn cho vợ nghỉ sinh. Nhưng rồi hết năm vẫn không thấy đi, hỏi mãi nó mới nói:

- Công việc của con là làm online, hai vợ chồng con bàn với nhau cả rồi, muốn ở dưới quê luôn cùng mẹ.

Chị cả giận vì theo như chị hiểu ở phố sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nhưng Đa phải dành rất nhiều ngày để giải thích về công việc online của nó cũng như nói nơi ở không quan trọng và thậm chí từ đây lên phố nếu có việc cũng gần. Vợ Đa cũng là người hiểu chuyện, chính cô là người khuyên anh nên dọn về ở với mẹ vì mẹ đã hi sinh cả cuộc đời cho anh để rồi đến khi về già chỉ còn cô độc một mình. Dần dần chị cũng xuôi, hơn nữa ngày tháng trôi qua, khi bắt đầu nhìn đứa cháu nội đang từng ngày lớn dần lên, bắt đầu chập chững đi từng bước đầu tiên, trông cứ hệt như Đa những ngày đầu tập đi, chị lại dấy lên niềm thương cảm. Nhất là khi thằng cháu nói được tiếng đầu tiên, lại là bập bẹ hai chữ: “Bà nội”.

Con dâu chị cũng là người rất tháo vát và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở quê. Không chỉ thế, chính cô cũng là người không ngừng nói với chị về giới trẻ bây giờ bỏ phố về quê tìm một nơi tĩnh tại mà sống, thoát khỏi xô bồ. Công việc của hai người cũng thuận tiện với cuộc sống nơi đây, thời đại internet mọi nơi đều có thể là nhà.

Đêm đến, khi chỉ còn hai mẹ con ngồi bên cầu ao quen thuộc, Đa nhỏ nhẹ tựa đầu vào vai chị như ngày còn bé. Cảm giác bóng hình hai mẹ con in xuống nước đang chảy dưới cầu ao cứ như vẽ lại trong cả hai hình bóng của từng bước chân hai người trong quá khứ. Chị dường như cũng trở nên yếu lòng và cũng hiểu lựa chọn của Đa bây giờ như lựa chọn của chính chị ngày xưa, không nghe ai ngăn cản, cứng đầu y hệt mẹ. Nhưng bản thân nó hiểu được sự lựa chọn ấy là đúng đắn, giống như chị đã cưu mang nó suốt cả cuộc đời chị.

- Mẹ đừng giận con nữa nha. Cả bản năng và trách nhiệm của con đều muốn được lo cho mẹ. Như mẹ đã làm.

Dưới bóng nước in hình hai mái đầu đang tựa vào nhau, êm đềm đánh động cả ánh trăng. Một hình ảnh mà ngay cả nàng trăng không tuổi dường như cũng cảm thấy rất quen, quen đến độ nàng ấy khẽ tỏa ánh vàng nhàn nhạt xuống trần gian ôm lấy hai bóng hình rất quen năm ấy.

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.

Bước qua mùa hoa phượng

(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Đọc thêm

Giả vờ

Ảnh minh họa - Internet
(PLVN) - Từng cơn nắng cứ đổ ập xuống một cách mạnh mẽ, như cách mà chúng cậy mình trở thành nữ hoàng của mùa hè.

Ba dượng

Ba dượng
(PLVN) - Ngày mẹ đi thêm bước nữa tôi nhất quyết không đến dự đám cưới của bà. Một đứa trẻ lên tám khi ấy chỉ muốn có một gia đình yên ấm, làm sao đón nhận được một người xa lạ đến ở cùng để rồi “ba” phải ra đi và mình phải gọi người đó bằng “ba”.

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện
(PLVN) - Dạo gần đây, hình ảnh chiếc nồi cơm điện xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà nhà, người người đều tập ôm nồi. Tôi bỗng để ý hơn đến cái nồi cơm điện nhà mình. Rồi bỗng sực tỉnh nhận ra thứ vô tri, vô giác trong nhà hóa ra cũng có nhiều ý nghĩa ra phết.

Trong mênh mông sắc hoa

Tranh minh họa: Trường Thịnh
(PLVN) - Sáng tinh khiết, bình minh đang lên. Sương quyện hương sen trong những ngày thanh tao của người cựu binh già. Ông Minh vừa nhấp ngụm trà đầu thì thằng Giới hốt hoảng chạy sang. Nó thông báo tin sét đánh. “Ông ơi, anh Nên cưa trộm sưa, mang đi rồi”. Ông hạ chén xuống, thảng thốt: “Nó cưa hồi đêm hả? Trời ơi!”. Ông lao theo thằng cháu đến nhà con cả Vấn. Cây sưa quý của dòng họ “ngự” ở mé sân vườn, do Vấn trông nom. Vậy mà…

Cuộc đua với thời gian

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Con người luôn dành cả cuộc đời để chạy đua với thời gian. Từ việc bào chế thuốc trường sinh, vội vàng lưu giữ những bức ảnh, cho đến việc sống gấp.

Nghệ nhân

Tranh minh họa: Trần Công Nguyên
(PLVN) - Doãn hăm hở hùn vốn mở cửa hàng kim thủy khí, cung cấp máy móc. Vậy mà đổ bể.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.

Hãy níu nhau thêm một chút…

Hãy níu nhau thêm một chút…
(PLVN) - Cuộc sống thời số hóa, mọi buồn vui, hạnh phúc, hỉ nộ ái ố với nhiều người đều ăm ắp trên mạng xã hội… Nhưng có một cô gái đã chết khô trên sofa đã hơn một năm trong căn hộ tại một chung cư ở Hà Nội lại không có - dù chỉ là một kết nối thực...

“Cẩm nang chữa nói ngọng” - phát huy những nét đẹp của giọng nói vùng miền

Cuốn sách giúp người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà. (ảnh P.V)
Tối ngày 14/5/2024, chuyên gia ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Mai ra mắt cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng" (NXB Thanh Niên) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Qua cuốn sách, chuyên gia ngôn ngữ cũng là MC của Đài Truyền hình Việt Nam này muốn giúp những người nói tiếng mẹ đẻ chưa chuẩn có thể áp dụng và chỉnh sửa điều đó.

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ông thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Giọt trăng dưới biển

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Biển Hồng Vàn đẹp, là cái đẹp của một người phụ nữ kiều diễm, nhưng đỏng đảnh khó chiều.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Mưa phượng

Mưa phượng
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây. Mùa phượng hãy còn sớm, nhưng cũng đủ để thức tỉnh những lòng yêu phượng theo cơn gió mơn trớn đến đâu đây. Tìm những con bướm phượng lẩn trong đám lá xanh um ước chừng còn vui hơn cảnh nhìn thấy tầng tầng hoa phượng buổi đương mùa.