Chú trọng trách nhiệm của người đứng đầu trong ban hành VBQPPL

Thứ trưởng Đinh Trung Tụng phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng phát biểu tại Hội thảo
(PLO) - Trong khuôn khổ Dự án NLD, vừa qua Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo Đối thoại với Đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, nhất là của người đứng đầu trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhận được nhiều sự quan tâm của các Đại biểu Quốc hội  tham gia buổi đối thoại.

Thêm góp ý thiết thực cho hoàn thiện Dự thảo Luật

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống pháp luật ở nước ta từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 vẫn tồn tại một số hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 
Cụ thể là, hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, khó tiếp cận, chi phí tuân thủ cao; tính hợp lý và khả thi của một số VBQPPL còn hạn chế; tính ổn định của hệ thống pháp luật chưa cao, phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh và đời sống của người dân. 
Nhiều nguyên nhân của các hạn chế đã được phân tích xác định, trong đó có nguyên nhân từ khiếm khuyết của chính 2 Luật Ban hành VBQPPL hiện hành. Với tính chất là một “Luật về các luật”, quá trình soạn thảo Dự án Luật Ban hành VBQPPL (trên cơ sở hợp nhất 2 Luật năm 2008 và 2004) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), của cộng đồng doanh nghiệp cũng như của người dân trong cả nước. 
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết, qua tổng hợp ý kiến của các ĐBQH cho thấy bên cạnh những vấn đề đã nhận được sự đồng thuận cao, có một số vấn đề quan trọng còn hai loại ý kiến khác nhau hay có những vấn đề mà ĐBQH mới đặt ra cần phải nghiên cứu thấu đáo để thể hiện trong Dự thảo Luật. 
Vì vậy, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng mong muốn qua Hội thảo, các ĐBQH sẽ đối thoại, trao đổi, làm rõ thêm những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau nêu trên và tin tưởng rằng các bình luận, góp ý này sẽ rất thiết thực và hữu ích cho việc chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật trước khi Quốc hội thông qua vào tháng 6 tới.
Có nhiều mức kỷ luật nếu ban hành VBQPPL không đảm bảo 
Trên cơ sở những nội dung cần quan tâm mà đại diện Bộ Tư pháp đưa ra, các ĐBQH đã thẳng thắn đưa ra nhiều ý kiến cụ thể liên quan đến các vấn đề như thẩm quyền ban hành VBQPPL của các chủ thể; quy trình xây dựng chính sách; hiệu lực của văn bản… Đặc biệt, quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành VBQPPL thu hút sự chú ý của các ĐBQH. 
Theo đó, Dự thảo nêu rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi trình, chủ trì soạn thảo, tham gia góp ý kiến, thẩm định, thẩm tra, ban hành VBQPPL, đồng thời quy định căn cứ vào mức độ kỷ luật thì có thể không được xét tăng lương, giới thiệu ứng cử, bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, có thể đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
ĐBQH tỉnh Cao Bằng Phùng Văn Hùng hoàn toàn nhất trí với quy định trên, nhất là nội dung “người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan chỉnh lý, cơ quan ban hành VBQPPL chịu trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của VBQPPL được phân công thực hiện”. 
Tuy nhiên, ông Hùng lo ngại sẽ khó khăn để thực hiện được quy định này bởi khi có sai phạm, cơ quan có trách nhiệm sẽ phân trần chậm tiến độ vì lý do này kia, rồi chuyện chất lượng quy trách nhiệm như thế nào khi làm việc tập thể. “Người đứng đầu các cơ quan mà xốc vác thì tiến độ, chất lượng sẽ đảm bảo nhưng làm thế nào để cụ thể hơn nữa, chứ quy định như Dự thảo còn chung chung” – ông Hùng nêu quan điểm.
ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương lại đánh giá quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành VBQPPL của Dự thảo Luật quá dài dòng và có một số điểm không phù hợp. 
Ông Cương dẫn chứng, quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo không có nghĩa là cơ quan, tổ chức chủ trì phải chịu trách nhiệm toàn bộ và đặt câu hỏi rằng nếu vậy, việc các Bộ, ngành khác tham gia vào dự thảo VBQPPL sẽ đóng vai trò gì.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.