Chàng trai đầu tiên đỗ đại học ở “làng điểm chỉ”

(PLO) - Ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, cái tên “làng điểm chỉ” Cao Bình đã không còn xa lạ với nhiều người... Nghe đến cái tên “làng điểm chỉ” thôi, nhiều người đã liên tưởng đến sự "nghèo" chữ ở vùng đất ven biển này. Vì thế, việc một chàng trai đậu đại học ở Cao Bình như một cơn mưa rào giữa mùa hạn hán, như điểm sáng lóe lên hy vọng thay đổi ở nơi nghèo của, neo chữ này.
Thiêng bên góc học tập của mình.
Thiêng bên góc học tập của mình. 
Đó là Nguyễn Văn Thiêng (SN 1989) đang theo học năm cuối trường ĐH Mỏ- Địa chất Hà Nội (hệ cao đẳng). Gặp Thiêng trong căn phòng trọ nhỏ, ấn tượng đầu tiên là sự giản dị với chiếc áo sơ mi nhàu cũ, đôi dép tổ ong, duy có nước da ngăm đen khỏe mạnh là mang đậm chất dân làng chài. 
Làng “điểm chỉ”
Sinh ra trong gia đình nghèo khó có đến 11 anh chị em, Thiêng là con thứ 10 của ông Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế (bà Quế là người vợ thứ hai của ông Lực). Tuổi thơ của Thiêng gắn bó với mạn thuyền, những tháng ngày lênh đênh sông nước. Chiếc thuyền nhỏ chật chội, chỉ hơn 10m2 nhưng là phương tiện duy nhất để kiếm sống và cũng là nơi sớm che nắng, tối che mưa của cả gia đình. Thiêng bồi hồi nhớ lại “Khi ấy mình đã phải cùng với  bố mẹ, các anh chị vật lộn giữa biển khơi, để kiếm từng bữa cơm lo cho gia đình”. 
Thật vậy, Cao Bình vốn nổi tiếng là làng chài “thất học”. Bởi mưu sinh trên sông nước đã đủ vất vả, người làng chài này không dám mơ đến chuyện học hành, chữ nghĩa. Biệt danh “làng điểm chỉ” gắn với Cao Bình cũng không phải gần đây mới có. Đã từ lâu, những tờ giấy đăng ký kết hôn, những chiếc sổ vay vốn đều hiếm có một chữ ký, một dòng ghi tên họ đầy đủ. Đến những chiếc giấy khai sinh cũng đã mấy đời dấu tay lăn đỏ vì người đi khai sinh không biết mặt chữ. Cha mẹ Thiêng cũng là những người “một chữ bẻ đôi không biết”. Giấy khai sinh của Thiêng cũng chỉ có dấu lăn tay đỏ của cha anh xác nhận. 
Những giấy tờ chỉ có dấu lăn tay thay cho chữ ký, họ tên ở Cao Bình.

Những giấy tờ chỉ có dấu lăn tay thay cho chữ ký, họ tên ở Cao Bình. 

Với 154 hộ, gần 800 nhân khẩu, đến nay mới chỉ có non nửa số gia đình ở Cao Bình được cấp đất (63 hộ), và cũng chỉ có hơn 40 gia đình có nhà ở địa phương. Cuộc sống sớm đón bình mình ở mũi thuyền, chiều ngắm hoàng hôn ở đuôi thuyền đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Cao Bình. Cái nghèo cứ đeo bám người dân làng chài, nghèo nên không có tiền cho con đi học, thất học lại theo thuyền lênh đênh sông nước… Cái vòng luẩn quẩn ấy đã dập tắt biết bao giấc mơ đến trường của con trẻ Cao Bình.
Người duy nhất đậu đại học ở làng
Tính đến thời điểm này, Thiêng là người đầu tiên của “làng điểm chỉ” đỗ tốt nghiệp THPT và theo học đại học. Con đường học tập của Thiêng bắt đầu muộn hơn khá nhiều với các bạn đồng trang lứa. Mãi đến năm 1999, khi đó Thiêng đã 11 tuổi, bố mẹ anh mới dành dụm được ít tiền, mua được mảnh đất để cất nhà tại thôn Cao Bình. Lúc này chuyện học hành của Thiêng mới được bố mẹ tính đến. Thiêng bộc bạch “Tuy học muộn 4 năm, nhưng đối với tôi được đi học đã là may mắn rồi, khi những đứa trẻ khác trong làng không có điều kiện học hành, còn tôi thì được cắp sách tới trường”.
Dù đã xa nhà đi học trên Hà Nội đã gần 3 năm nhưng hình ảnh cậu bé Thiêng ngày ngày với chiếc xe đạp cà tàng lóc cóc miệt mài đạp xe lên trường, không quản nắng mưa đã in sâu vào tâm trí nhiều người dân làng chài. Mỗi năm qua đi, Thiêng lại lập một kỷ lục mới vào “bảng vàng” của Cao Bình, tốt nghiệp cấp 2, học hết lớp 10, 11 rồi lớp 12. Không nhiều người ở Cao Bình nghĩ Thiêng làm được kỳ tích như vậy, nhưng rồi kỳ tích nối liền kỳ tích. Sau khi là người đầu tiên đỗ tốt nghiệp THPT (kỳ thi năm 2012), Thiêng mạnh dạn đăng ký dự kỳ thi đại học và trở thành tân sinh viên khoa Xây dựng của ĐH Mỏ-địa chất kỳ thi tuyển sinh năm 2012. 
Giấy báo nhập học gửi về Cao Bình trong nỗi vui sướng của Thiêng và gia đình. Làng “điểm chỉ” cũng vui lây khi lần đầu tiên có người làng đậu đại học. Tuy thế, niềm vui ấy cũng song hành với bao nỗi lo toan của cha mẹ anh. Nhiều lúc, tưởng chừng chàng trai này đã phải bỏ dở ước mơ của mình vì những khó khăn của gia đình. Bố mẹ anh đã tuổi cao sức yếu, anh chị của Thiêng đều đã cũng đã lập gia đình, không thể lo cho anh ăn học như trước kia được nữa. 
Ông Nguyễn Văn Lực, bố đẻ của Thiêng tâm sự “Hồi ấy tôi nghĩ cho nó học hết lớp 12 đã là quá cao rồi, so với anh chị nó và trẻ con trong làng, có ai được ăn học như nó đâu, tôi định cho nó nghỉ vì kinh tế eo hẹp và khó khăn quá”.
Bố mẹ Thiêng vẫn cố gắng làm lụng để nuôi các con ăn học.

Bố mẹ Thiêng vẫn cố gắng làm lụng để nuôi các con ăn học. 

Vượt khó khăn theo đuổi ước mơ
Khi đó, Thiêng đã trăn trở những câu hỏi rằng: Nếu không học tiếp thì biết làm gì? Sẽ lại quay về với nghề cha truyền con nối, những chuyến ra khơi, những mẻ lưới quăng ra giữa biển, hôm được, hôm không, bữa no bữa đói sống lay lắt qua ngày… Chính những trăn trở đó đã thôi thúc chàng trai làng chài thuyết phục bố mẹ để được tiếp tục đi học, hoàn thành bằng được ước mơ của mình.
Thương con, hiểu mơ ước của con, bố mẹ Thiêng đành chiều ý. Tuổi già không đi biển được nữa, họ vẫn cố gắng lao động, không có đất, ông bà đã nhận thầu vài sào ruộng, chăn con lợn, con gà. Khi rảnh rỗi, ông bà lại đan lưới thuê cho người ta kiếm đồng ra đồng vào, lấy tiền nuôi anh em Thiêng ăn học thành người, với hy vọng, một ngày nào đó các con sẽ không phải khổ sở như cuộc sống của cha mẹ và anh chị nữa.
Lên Hà Nội học, ở trong căn phòng trọ chỉ vừa đủ kê một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học, tuy vậy góc học tập của Thiêng rất gọn gàng, ngăn nắp. Thiêng đi làm nhiều việc khác nhau để kiếm tiền chi tiêu, học tập. Phụ hồ, dạy gia sư, làm bồi bàn… Hàng tháng, Thiêng chỉ dám xin bố mẹ 1 triệu đồng. Công việc làm thêm có đôi lúc làm cậu mệt mỏi, nhưng Thiêng chưa bao giờ lơ là chuyện học hành. Mặc dù kết quả học tập chỉ ở mức học trung bình khá, nhưng với người “làng điểm chỉ”, đó cũng là cả một kỳ tích.
Thiêng tâm sự, có những tháng không có việc làm, hết tiền, gạo ở nhà mang lên cũng không còn lấy một hạt, cũng không dám gọi điện về xin bố mẹ gửi lên. Nhiều hôm, Thiêng đành nhịn đói để đến trường, tối về mới mua tạm một gói mỳ tôm lót dạ. Nhắc tới bố mẹ, Thiêng xót xa: “Giờ bố mẹ mình cũng đã già yếu nên không đi biển nữa. Hàng ngày đan lưới thuê cho người ta cũng chỉ kiếm được năm, bảy chục bạc, xin nhiều quá biết lấy gì ở nhà chi tiêu, lại còn phải lo cho đứa em trai út đang học lớp 5 nữa”.
Nói về dự định trong tương lai của mình, chàng trai cười lạc quan và tràn đầy hy vọng. Thiêng chỉ vào một ngôi nhà đang xây dở và nói  "Mình muốn làm đúng nghề mà mình đang theo học đó là một một kỹ sư xây dựng, biết phía trước còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng mình sẽ cố gắng để đạt được ước mơ đó, không phụ lòng cha mẹ và những người dân trong làng chài".
Tạm biệt Thiêng khi đến giờ chàng trai làng chài lên giảng đường, chỉ mong sao cho “cơn mưa rào” mang tên Nguyễn Văn Thiêng ấy không chỉ “giải khát” mà còn là sự khởi đầu cho những ước mơ giảng đường cho nhiều hơn nữa lũ trẻ ở Cao Bình. Để cái tên “làng điểm chỉ” sẽ trở thành quá khứ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.