“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Giang hồ xưa mất mạng, mất địa bàn - Giang hồ nay mất mạng, mất địa bàn

Trên các trang mạng xã hội Facebook, YouTube hiện nay xuất hiện một lực lượng đông đảo các tài khoản được điều hành trực tiếp hay gián tiếp bởi những nhân vật tạm gọi là có tí… số má. Lực lượng này tuy không áp đảo nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộng, lan tỏa, nhất là đối với giới trẻ. Tại sao? Tại vì chúng ta đang sống giữa thời đại công nghệ 4.0, thời đại của điện thoại thông minh (smartphone), của thế giới phẳng.

Đi cùng với đó là những tác dụng không thể phủ nhận, song cũng lại là những mặt trái, những hệ lụy khôn lường. Cái hay, cái tốt, những gương sáng, gương người tốt, việc tốt lan toả trên mạng rất nhiều, song những thứ lố lăng, bẩn thỉu, dị hợm, quái đản cũng quá tràn lan mà chưa thể kiểm soát. Ngặt nỗi, những thứ lành mạnh, hay ho thì khó tiếp cận, lan toả; thứ mã độc, virut thì xâm nhập nhanh, mạnh hệt như những làn sóng dữ.

Giọt nước mắt của Khá "Bảnh" tại cơ quan công an
Giọt nước mắt của Khá "Bảnh" tại cơ quan công an

Một bộ phận "giang hồ", "xã hội đen" đã nắm bắt thật tốt cơ hội này để vụt lên chiếm lĩnh một lượng người theo dõi, chia sẻ không nhỏ chút nào. Họ làm các video clip để đăng, phát trực tiếp (live stream) lên trang cá nhân của mình rất nhiều những nội dung phản cảm như khoe săm trổ kín người, khoe đao kiếm, khoe tiền, khoe chơi với những tay giang hồ khét tiếng, khoe siêu xe, thị uy, lấy số... trên mạng.

Vậy nên mới có câu rất hay rằng: "Giang hồ ngày xưa mất mạng là mất địa bàn, giang hồ ngày nay mất mạng là mất địa bàn". Tức là, mạng ngày xưa được hiểu là mạng sống, là máu thì mạng ngày nay lại là mạng di động, là sóng 3G, 4G. Tay "giang hồ", "xã hội đen" nào sở hữu một lượng tung hê, theo dõi, hâm mộ ảo càng lớn trên mạng là y như rằng càng hênh hoang, tinh tướng, càng tỏ ra ương bướng và liều lĩnh, ngông cuồng hơn.

Thế nhưng lực lượng này tỏ ra rất khôn ngoan và biết cách làm hình ảnh. Thi thoảng họ lại bỏ ra ít tiền, có thể là tiền sạch song cũng có khi là những đồng tiền bẩn do phạm pháp mà có, để đi làm... từ thiện. 

Dân mình, rồi giới trẻ cuồng mạng, chẳng cần biết đúng sai thế nào, cứ thấy đi làm từ thiện chỗ này chỗ kia, bỏ ra một ít của nải làm hình ảnh thì lại càng ngưỡng mộ, yêu quý hơn, thậm chí bênh vê quyết liệt mỗi khi thần tượng bị... ném đá.

Làm từ thiện để che đậy hành vi phạm tội?

Ngay cả khi Facebooker Khá "Bảnh" (Ngô Bá Khá, SN 1993) cùng đồng bọn đã bị tạm giữ hình sự, hay Facebooker Huỳnh Tuấn Anh (diễn viên tự do thường gọi Cu Thóc) bị xử phạt hành chính vì tham gia cùng nhóm bạn sử dụng ma túy thì không ít những người vẫn mù quáng lên mạng bảo vệ, bênh vực cho thần tượng. Rằng anh ấy sống chất lắm, tình nghĩa lắm, chẳng qua vì nổi tiếng, bị... ghét, hãm hại mà thôi.

Rồi hình ảnh Facebooker Dương Minh Tuyền (SN 1986, trú Bắc Ninh) được mệnh danh là thánh chửi dẫn theo đám anh em xã hội xăm trổ kín người, hùng hổ về Hưng Yên dạy dỗ 5 nữ sinh đánh bạn, hỗ trợ gia đình nữ sinh bị đánh cũng được đón chào, vây kín chẳng khác nào sao hạng A. Bản chất Dương Minh Tuyền cũng giống Ngô Bá Khá, cũng vào tù ra tội, cũng chỉ võ mồm trên mạng, tranh thủ sự ủng hộ của đám đông lệch chuẩn mà thôi.

Chẳng nói đâu xa xôi, vừa qua, Báo Pháp Luật Việt Nam có loạt bài viết phản ánh về một tổ chức, băng nhóm “xã hội đen”, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, bảo kê đấu đất, bảo kê hoả táng hoành hành, hoạt động trên địa bàn TP Thái Bình một số năm trở lại đây.

Điều đáng nói, tổ chức này được cho là được điều hành bởi một nhân vật có số má cả ngoài đời thực lẫn trên mạng ảo tại quê lúa (chưa tiện nêu tên).Đáng lưu ý hơn khi người này từng thủ vai chính trong bộ phim phát trên Youtube với tựa đề “Chạm Mặt Giang Hồ”, cùng với sự tham gia của những thánh chửi Dương Minh Tuyền, Cu Thóc ở phần 1, Khá Bảnh trước khi bị bắt cũng hứa hẹn sẽ xuất hiện trong phần 2 của bộ phim.

Poster quảng cáo "Chạm mặt Giang hồ 1"
Poster quảng cáo "Chạm mặt Giang hồ 1"

Nhân vật ấy xuất hiện với hình ảnh trượng nghĩa, quân tử trong Chạm Mặt Giang Hồ ấy thế nhưng ngoài đời thực lại bị doanh nghiệp tại Thành phố Thái Bình tố cho vay nặng lãi với lãi suất không tưởng. Khi doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ thì bị ông này cho người xuống chiếm giữ, đập phá trụ sở công ty, lấy đi nhiều tài liệu, giấy tờ quan trọng.

Doanh nghiệp từ chỗ đang sản xuất, kinh doanh ổn định để thanh toán công nợ, trả lương cho người lao động bỗng lâm vào cảnh ngưng sản xuất, công việc đình trệ, người lao động mất việc làm, thất nghiệp. Không chỉ vậy, suốt thời gian đó ông ta bị cho rằng đã thường xuyên gọi điện đe doạ giết người, ép con nợ bán, nhượng quyền doanh nghiệp lại cho mình.

Ngoài vụ việc nghiêm trọng nói trên, nhân vật này còn bị công dân dân tố cáo nhận đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích cho người khác thương tật 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình vào năm 2014. Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích”, song sau đó lại quyết định tạm đình chỉ điều tra từ đó đến nay với lý do không tìm thấy bị can. Điều này gây bức xúc, bất bình cho gia đình bị hại cũng như dư luận quần chúng tại địa phương.

Trên mạng xã hội Facebook, trang cá nhân được cho là của vai chính trong “Chạm Mặt Giang Hồ” cũng có tới hơn 40.000 lượt theo dõi, đăng tải toàn là những hình ảnh đẹp đẽ, quân tử, tình nghĩa, từ thiện. Thế nhưng nếu những tố cáo, cáo buộc của doanh nghiệp, người dân nói trên tại Thái Bình là đúng sự thật thì quả thực góc khuất phía sau hình ảnh đẹp đẽ của một doanh nhân, võ sư, diễn viên nghiệp dư này thật kinh khủng, ghê tởm đến nhường nào.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.

Cây nát, đường đầy rác sau Giao thừa

Cây nát, đường đầy rác sau Giao thừa
Sau phút Giao thừa, biển người rời đi, trong đó, phần lớn là thanh niên, vứt giấy báo, vỏ chai... ngổn ngang trên những con đường trung tâm Hà Nội, TP HCM. Rào chắn bị xô đổ, cỏ cây dập nát sau dưới chân bao người. Số ít bạn trẻ chạnh lòng trước cảnh tượng này, dừng lại dọn rác, trả lại vẻ sạch sẽ thanh lịch cho phố phường.