Vụ cô gái lột đồ trước mặt CSGT: Có thể bị xử lý Hành chính hoặc khởi tố Hình sự

Vụ cô gái lột đồ trước mặt CSGT: Có thể bị xử lý Hành chính hoặc khởi tố Hình sự
(PLO) -Hành vi của cô gái đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt Hành chính hoặc khởi tố Hình sự về tội Chống người thi hành công vụ- tuỳ vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao trước việc làm khó hiểu và vô văn hoá của một cô gái được cho là Việt kiều Mỹ, khi cô này đột nhiên lột váy trước mặt các chiến sĩ CSGT (tại chốt khu công nghiệp Vân Trung, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên- Bắc Giang) khi bị yêu cầu dừng xe…
Một số luật sư cho rằng hành vi của cô gái đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt Hành chính hoặc khởi tố Hình sự về tội Chống người thi hành công vụ- tuỳ vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
Theo khoản 1 Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999, Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:“ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
“Đối với tội Chống người thi hành công vụ, hành vi của đối tượng gây án có thể diễn ra dưới nhiều hình thức: dũng vũ lực, giằng co với lực lượng chức năng hoặc có hành động, lời nói xúc phạm nhằm cản trở lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ của mình."
Như vậy, nếu cô gái Việt kiều trước đó đã có hành vi điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ cho phép và sai làn đường, khi bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra lại có hành vi cởi phăng váy đang mặc nhằm mục đích làm cho lực lượng CSGT lúng túng và mất bình tĩnh không xử lý được vụ việc thì có thể coi đây là một dạng cản trở người thi hành công vụ. Nói cách khác, hành động của cô gái đã có dấu hiệu của tội Chống người thi hành công vụ”- Luật sư Lê Ngọc Hà, Trưởng Văn phòng Luật sư Đa Phúc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích.
Không hiểu đây là hành động "khoe hàng" của cô gái hay cố ý cản trở hoạt động bình thường của CSGT ?(ảnh minh hoạ từ Internet)
Không hiểu đây là hành động "khoe hàng" của cô gái hay cố ý cản trở hoạt động bình thường của CSGT ?(ảnh minh hoạ từ Internet) 
Trước đây, tại Nghị định 73/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội đã dành hẳn một điều luật để điều chỉnh hành vi “vi phạm quy định về nếp sống văn minh”. 
Điều luật này nêu rõ: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng…”. 
Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến trái ngược nhau nên từ khi Nghị định 167/2013 ra đời (thay thế cho Nghị định 73/2010) thì các hành vi “vi phạm quy định về nếp sống văn minh” nói trên đã bị loại ra ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Thay vào đó, Điều 5 của Nghị định 167/2013 có liệt kê một loạt hành vi được coi là “vi phạm quy định về trật tự công cộng” và sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đơn cử như các hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác. Mức phạt sẽ tăng lên từ 2- 3 triệu đồng nếu có hành vi gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.
Cùng mức chế tài trên (2-3 triệu đồng), Điều 20 của Nghị định này cũng áp dụng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
Theo Luật sư Lê Ngọc Hà, hiện rất khó lý giải vì sao cô gái đi trên chiếc xe ô tô hiệu Kia lại tự nhiên lột đồ rồi để thân hình trần như nhộng (chỉ còn chừa lại chiếc quần lót) trước mặt CSGT và bàn dân thiên hạ. Không hiểu đây là hành động nhằm “khoe hàng” hay cố ý cản trở hoạt động bình thường của lực lượng thực thi công vụ? 
“Chỉ có thể coi đây là hành động khó hiểu, phản cảm và không thể chấp nhận được của một con người có thần kinh bình thường. Điều đó đã gây nên dư luận không tốt về mặt đạo đức xã hội”. 
Luật sư Hà phân tích thêm, nếu cô gái này chỉ cởi đồ trong thời gian rất ngắn sau đó mặc lại và xin lỗi lực lượng chức năng, đồng thời không gây sự chú ý của người đi đường thì không sao. Nhưng nếu hành vi của cô gái đã gây sự chú ý của người đi đường, khiến mọi người tò mò dừng phương tiện để xem, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và khó khăn cho lực lượng CSGT thì đối tượng có thể bị xử lý hành chính về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ theo Điều 20 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. 
“Với những thông tin mà báo chí đã phản ánh thì tôi nghiêng về việc xử lý hành chính đối với “hành vi lạ” của cô gái nhiều hơn”- Luật sư Hà nhận định.
Thông tin trên một số báo mạng cho biết, vào khoảng hơn 9h sáng 28/11, một cô gái Việt kiều tên là TH. (nghi chuyển giới từ nam thành nữ), quê ở huyện Lục Nam, Bắc Giang điều khiển chiếc ôtô Kia 4 chỗ mang BKS 30Y – 5155 lưu thông theo hướng Hà Nội – Bắc Giang. Khi đến đoạn gần Khu Công nghiệp Vân Trung thì bị CSGT yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra do điều khiển xe chạy quá tốc độ và sai làn đường.
Khi xuống xe, cô gái đã đôi co với lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ và bất ngờ chửi thề, đe dọa sẽ lột váy. Mặc dù lực lượng chức năng đã ngăn cản nhưng cô gái nhanh chóng trút bỏ xiêm y và trần truồng trước mặt CSGT. 
Nhiều người đi đường chứng kiến sự việc do hiếu kỳ đã dừng lại, dùng điện thoại ghi hình khiến cho giao thông tại đoạn đường trên bị ùn tắc tạm thời.
Hành động của đối tượng diễn ra rất nhanh và nhân lúc lực lượng cảnh sát chưa kịp phản ứng với hành động khoe thân của mình thì "người đẹp" đã tự ý lên xe bỏ đi.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.