Cà Mau phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ ổn định đạt 280 nghìn ha; Tổng sản lượng tôm đạt 350 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa Quyết định phê duyệt Phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh sẽ giúp ngành tôm Cà Mau tạo đột phá về sản lượng.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh sẽ giúp ngành tôm Cà Mau tạo đột phá về sản lượng.

Theo đó, mục tiêu đặt ra của tỉnh Cà Mau là phát triển ngành tôm trở thành trung tâm lớn nhất của vùng ĐBSCL và cả nước với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Cụ thể, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ 280 nghìn ha, trong đó nuôi siêu thâm canh 5 nghìn ha. Sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 70% nhu cầu nuôi của tỉnh. Tổng sản lượng tôm của tỉnh đạt 280 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.

Đến năm 2030, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ ổn định của tỉnh đạt 280.000 ha. Tổng sản lượng tôm đạt 350.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2050, ngành tôm của tỉnh phát triển bền vững, năng suất, chất lượng cao, có thương hiệu uy tín trên thị trường trong, ngoài nước. Tỉnh cũng đặt mục tiêu sản xuất được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu trong toàn chuỗi,100% sản phẩm từ tôm nuôi truy xuất được nguồn gốc xuất xứ; Đồng thời trở thành trung tâm chế biến tôm của thế giới và trong nước với kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ USD/năm.

Tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.

Tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu phát triển ngành tôm trở thành trung tâm lớn nhất của vùng ĐBSCL và cả nước, tỉnh Cà Mau còn đề ra các phương án phát triển và nhóm các dự án ưu tiên đầu tư gồm: Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; các dự án phát triển ngành tôm và các chương trình, kế hoạch, dự án nâng cao năng lực quản lý.

Theo dự kiến tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành tôm đến năm 2030 khoảng 20 nghìn tỷ đồng (vốn ngân sách 4.050 tỷ đồng, vốn từ các thành phần kinh tế khác 15.950 tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 11.670 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 8.330 tỷ đồng.

Tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm), ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Hội chợ triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành hàng tôm Việt Nam tại Cà Mau, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” là sự kiện có ý nghĩa rất thiết thực, không chỉ góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh và thương hiệu tôm Việt Nam, mà còn là cơ hội để các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương... bàn biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của ngành tôm. Qua đó có kế hoạch, giải pháp và bước đi thích hợp cho ngành tôm theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đây cũng là cơ hội để các ngành, đơn vị chức năng và người dân tỉnh Cà Mau có điều kiện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để tổ chức tốt việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm trong thời gian tới”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Nghệ An: Đẩy mạnh quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Việt

Nghệ An cụ thể hoá bằng nhiều kế hoạch trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(PLVN) -  Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Nghệ An đã quan tâm và đẩy mạnh công tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, thiết lập chuỗi giá trị liên kết sản xuất - tiêu thụ.