Bộ máy cồng kềnh thì khó tiết kiệm chi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Một nguyên nhân khiến chi thường xuyên của nước ta rất cao là do ngân sách đang được bố trí theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế và dự kiến khối lượng công việc. Vì thế, cắt giảm được nhân sự, biên chế mới là “gốc”  cho việc giảm được chi thường xuyên.
Đó là quan điểm được ông Bùi Đức Thụ  - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội - nêu ra khi đề cập đến giải pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước (NSNN), tránh lãng phí trong những khoản chi thường xuyên đang gây ra nhiều lo ngại.
Bố trí ngân sách theo “đầu ra” để tiết kiệm
Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn chế thì giải pháp để cân đối ngân sách được Chính phủ ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm chi thường xuyên với những yêu cầu cụ thể như hạn chế hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài, cắt giảm đầu tư… Vậy theo ông, việc tiết kiệm chi như vậy đã đủ sức giúp giảm gánh nặng chi NS? 
- Việc bố trí NS ở Việt Nam ngược lại so với nhiều nước. Để tiết kiệm NS, các nước bố trí NS theo đầu ra, nghĩa là căn cứ vào nhiệm vụ để xác định nguồn kinh phí, còn việc chi tiêu thực tế khoản NS đó cũng phải tính toán. Đơn cử, ngay việc cán bộ đi công tác bằng máy bay, ô tô, phương tiện giá rẻ hay máy bay thương mại bình thường; hay đi máy bay thương mại thì ngồi ở hạng C hay hạng thường... đều được đưa vào tính toán, cân đối chung.
Nhưng ở nước ta, bố trí NS chủ yếu theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế, theo dự kiến khối lượng công việc. Việc chi tiêu các khoản từ NS sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức cho từng đối tượng, công việc. Vì vậy theo tôi, để xem xét vấn đề tiết kiệm, phải rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức, bố trí phù hợp trên tinh thần triệt để tiết kiệm thì mới tiết kiệm được. 
Ngoài ra, nên học tập kinh nghiệm của các nước trong việc bố trí NS theo đầu ra. Trước mắt, có thể chuyển đổi phương thức thí điểm và tổng hợp lại để sửa hình thành cơ chế trong quản lý điều hành NS theo hướng bố trí ngân sách theo kết quả đầu ra. Khi các tổ chức, cá nhân tự chủ về kinh phí, họ sẽ buộc phải tiết kiệm và sử dụng đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả hơn.
Thời gian qua, nhiều ngành được đưa tin đã tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng. Vậy ông có cho rằng đó là kết quả của chính sách tiết kiệm chi mà chúng ta đang thực hiện?
- Tôi cho rằng, việc ngành này, ngành kia tiết kiệm vài chục nghìn tỷ đồng cần có sự phân tích sâu, cụ thể. Tiết kiệm phải hiểu theo nghĩa với một tiêu chuẩn, định mức như thế thì phải đạt khối lượng tương ứng nhưng với chi phí nhỏ hơn, thì phần chênh lệch nhỏ hơn đó mới gọi là tiết kiệm. Còn việc giãn, giảm tiến độ đầu tư và cắt giảm các dự án chưa làm giảm xuống thì dùng từ “tiết kiệm cho NSNN” cũng chưa phù hợp. 
Ví dụ, nếu như Bộ, ngành có kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ để làm 100 dự án A, B, C... nhưng giờ NS khó khăn, không làm 100 dự án đó mà chỉ làm 80 dự án thì tự nhiên tổng mức đầu tư giảm xuống. Đó không phải là tiết kiệm mà là cắt giảm quy mô để phù hợp với khả năng cân đối của NSNN. Cần đánh giá đúng vấn đề thì mới có thể xác định có tiết kiệm được hay không.
Tiết kiệm chi luôn là vấn đề “nói dễ, làm khó” khi lĩnh vực nào cũng cần đầu tư và các hoạt động đều cần có nguồn NS để duy trì. Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu tiết kiệm chi thường xuyên?
- Trong điều kiện quy mô nền kinh tế của chúng ta nhỏ, GDP bình quân trên đầu người thấp và mức độ động viên vào NS còn hết sức hạn chế thì tiết kiệm là cốt lõi trong việc đảm bảo hiệu quả sử dụng NS. Song cần phải lưu ý rằng, dù thực hiện tiết kiệm chi thì có những khoản không thể tiết kiệm. Đó là chi trả nợ theo cam kết, đến hạn phải trả nợ gốc và lãi, thực hiện khế ước, trách nhiệm của bên vay.
Trong những năm qua, tình trạng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN liên tục tăng. Trong chi thường xuyên, đến 2/3 là chi cho con người và phần còn lại, kinh phí hoạt động rất ít cũng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc. Để tiết kiệm chi thường xuyên, trước hết tinh giản biên chế là nhiệm vụ cấp bách. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ chi trong chi thường xuyên như chi sự nghiệp vẫn còn bố trí dàn trải dẫn đến lãng phí, không tiết kiệm nên cần phải tính toán lại. 
Ông Bùi Đức Thụ
Ông Bùi Đức Thụ 
Cải cách tiền lương mới hạn chế được chi thường xuyên
Vấn đề được quan tâm nhiều là chi thường xuyên chiếm rất lớn trong tổng chi NS nhưng còn tồn tại nhiều bất cập như “vay về để ăn” là chính trong khi chính sách chi cho an sinh xã hội  vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận xét của ông về vấn đề này như thế nào? 
- Phải khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách chi cho an sinh xã hội nên dù thực hiện chính sách tiết kiệm chi thì các khoản chi đầu tư cho an sinh xã hội vẫn đảm bảo với tốc độ tăng chi cho các lĩnh vực an sinh xã hội luôn được chú trọng và tăng cao nhất. Nhưng một vấn đề cần đặc ra là cùng với chi cho an sinh xã hội và quá trình cải cách tiền lương đã tăng tỷ lệ chi thường xuyên từ mức trên dưới 50% lên đến 67% trong năm 2014 vừa qua. 
Vì vậy, muốn hạn chế được chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho con người, thì không thể không thực hiện cải cách tiền lương. Bởi vì nếu không thực hiện cải cách tiền lương sẽ dẫn đến nguy cơ “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước. Mà tiền lương quá thấp thì không thể nào trở thành động lực đối với người lao động. 
Tuy nhiên, nếu giữ biên chế, thực hiện cải cách tiền lương như hiện nay thì nguy cơ chi thường xuyên còn vượt trên 2/3 tổng chi NSNN và trong chi thường xuyên thì 2/3 là dành cho chi con người. Phần còn lại để đầu tư phát triển, hoặc phần còn lại trong chi thường xuyên để dành cho kinh phí hoạt động sẽ rất ít.
Chính vì vậy, cần cơ cấu chi thường xuyên theo hướng trước hết sắp xếp lại nhân sự, biên chế, rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức phù hợp thực tế và thực hiện khoán kinh phí, biên chế, bố trí NS theo đầu ra để việc quản lý sử dụng NSNN trở thành động lực và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức chứ không phải bằng cơ chế bên ngoài, từ trên nén xuống.
Tại Kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu phải có biện pháp để đưa về tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 50% tổng chi; 30% dành cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ 20%. Theo ông, bao giờ có thể thực hiện được điều đó?
- Nếu thực hiện được tỷ lệ đó thì đã lành mạnh hóa được NSNN. Nhưng vấn đề là phương án đó có khả thi không vì muốn giảm được chi thường xuyên thì cái gốc của nó là phải giảm được nhân sự, giảm được biên chế. Nếu khuyến khích người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cũng phải có quỹ tài chính để bù đắp. Nếu thực hiện thì ngay năm tài chính đầu tiên sẽ không giảm được chi NS mà thậm chí còn tăng, nhưng những năm sau mới giảm được... Vì thế, tôi cho rằng nếu áp dụng chi thường xuyên khoảng 50% trong tổng chi NS thì cần phải có lộ trình. 
Trân trọng cảm ơn ông!
Cho ý kiến về Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp 35, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo thống nhất cho rằng cần tiếp tục kế thừa nguyên tắc “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn” (Khoản 2 Điều 8 Luật NSNN hiện hành) vào Dự thảo Luật. 
Quy định rõ huy động bù đắp bội chi không được phép chi trả nợ và nguồn bù đắp bội chi bằng vay trong nước và nước ngoài (bao gồm cả phát hành trái phiếu Chính phủ) (Khoản 3 Điều 7). Trường hợp Chính phủ vay để đầu tư cho dự án, công trình thì phát hành trái phiếu công trình hoặc trái phiếu Chính phủ có bảo lãnh nhằm giảm mức nợ công trong tương lai; đồng thời qui định nguyên tắc việc bảo đảm thực hiện trên thực tế nguyên tắc thu, chi phải có dự toán trong quản lý NSNN. 

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.