Chiếc ghế trống của ông Lý Quang Diệu

Chiếc ghế trống với bó hoa trắng này là nơi ngồi quen thuộc của ông Lý Quang Diệu ở Quốc hội Singapore.
Chiếc ghế trống với bó hoa trắng này là nơi ngồi quen thuộc của ông Lý Quang Diệu ở Quốc hội Singapore.
(PLO) - Ông là nghị sĩ lâu năm nhất phụng sự nghị viện (kể từ năm 1955). Ông là Thủ tướng, người lập quốc và định hình ra Singapore rực rỡ ngày nay
Chiếc ghế trống với bó hoa trắng nhỏ tưởng nhớ là lời nhắc nhở sâu sắc về khoảng trống lớn trong nghị viện Singapore khi ông qua đời.
Chiếc ghế trống của Singapore
Chiếc ghế ông Lý Quang Diệu thường ngồi ở hàng đầu trong quốc hội đảo quốc Sư tử, từ nay đã trống rỗng. Ông sẽ không bao giờ ngồi đó nữa.
Khi nguyên phó thủ tướng Wong Kan Seng đến tòa nhà quốc hội, ông đã chọn chiếc ghế kế bên và lặng lẽ chấm nước mắt. Sau đó, ông nói rằng, đó là một trong những ngày buồn nhất của cuộc đời ông.
Còn ông Goh Chok Tong, người vẫn ngồi bên còn lại của ông Lý Quang Diệu lúc sinh thời, đã cố nhìn sang trái. “Nhưng ông không có ở đó”, ông Goh Chok Tong nói.
Quốc đảo Singapore hôm nay (29/3) tổ chức tang lễ cấp quốc gia tiễn đưa "người cha lập quốc" Lý Quang Diệu.
 Quốc đảo Singapore hôm nay (29/3) tổ chức tang lễ cấp quốc gia tiễn đưa "người cha lập quốc" Lý Quang Diệu.
Nghị viện mà ông Lý Quang Diệu phụng sự 60 năm qua, đã tổ chức lễ tưởng niệm ông. Các nghị sĩ nam mặc sơ mi trắng, cà vạt sẫm màu và dải băng đen, nghị sĩ nữ váy đen và áo khoác, cài hoa trắng trên ngực.
Các nghị sĩ đã bày tỏ tri ân trước những đóng góp và vai trò của ông trong việc dẫn dắt một Singapore bé nhỏ, nghèo nàn thành một đảo quốc phồn thịnh, đa sắc tộc.
Chủ tịch Quốc hội Halimah Yacob mở đầu buổi tưởng niệm, khi nêu lên quá trình ông Lý Quang Diệu tham gia vào hội đồng lập pháp thời thuộc địa tới nghị viện của một Singapore độc lập thế nào.
Ông đã dẫn dắt đảo quốc 31 năm (tới năm 1990) ở cương vị Thủ tướng, tiếp tục ở lại nội các tới năm 2011 và tiếp tục là đại biểu cho khu vực cử tri Tanjong Pagar tới khi ông qua đời hôm thứ hai ở tuổi 91.
Bà Halimah nhớ lại phát biểu của ông năm 1999, khi các nghị sĩ chuyển từ tòa nhà quốc hội cũ sang tòa nhà hiện tại.
Nhấn mạnh rằng, quốc hội là đấu trường cho những cuộc tranh luận các ý tưởng về chính sách, khi ấy, ông Lý Quang Diệu nói: “Đừng gây ra lỗi lầm, trong căn phòng này, chúng ta đang gìn giữ tương lai đất nước và con người Singapore”.

Ngồi ghế quan không để vinh thân

Nghị sĩ Ng Eng Hen thì nhớ tới một cột mốc - lời kêu gọi của ông Lý Quang Diệu với người dân nhanh chóng thích nghi thực tế quân đội Anh rút quân năm 1968 làm hao hụt 1/5 GDP của Singapore: "Thích nghi và điều chỉnh, không rên rỉ hay bó tay. Thế giới không nợ chúng ta cuộc sống và chúng ta không thể sống bằng chiếc bát ăn xin”.
Nghị sĩ Low Thia Khiang của đảng Công nhân Singapore mô tả, ông Lý Quang Diệu là người “có trí tuệ xuất sắc và dũng cảm” trong việc thúc đẩy đảo quốc tiếp cận với thế giới, giành được sự tôn trọng từ các cường quốc.
Sinh thời, vị thủ tướng họ Lý đã từng răn dạy các quan chức về "sứ mệnh" của cái ghế, rằng ngồi lên đó là để phụng sự đất nước chứ không phải leo lên đó để vinh thân.
Ứng viên nghị sĩ Chia Yong Yong ngồi trên xe lăn xúc động nói rằng, nếu bà không sinh ra ở Singapore thì “là một người khuyết tật sinh ra trong gia đình nghèo, không có bất kỳ quan hệ nào, tôi sẽ không thể đến trường, không có nghề nghiệp và phụng sự cộng đồng như ngày nay”.
Ông Lý Quang Diệu là nghị sĩ lâu năm nhất phụng sự nghị viện Singapore.
 Ông Lý Quang Diệu là nghị sĩ lâu năm nhất phụng sự nghị viện Singapore.
Với những lời cất lên từ trái tim và thay lời rất nhiều người dân chờ đợi bên ngoài tòa nhà quốc hội, bà Chia nói: "Người con của Singapore, người cha của Singapore, xin hãy tha thứ vì tôi không biết dùng lời lẽ giá trị nào để tri ân ông. Và hôm nay, tất cả những gì tôi có thể nói với ông, với vị thủ tướng đầu tiên của tôi, là những gì tôi chưa từng có cơ hội nói với ông: Cảm ơn ông, ông Lý”.
Ông Ng Eng Hen nhớ lại năm 2013, khi ông Lý Quang Diệu từ chối yêu cầu của bác sĩ để tham dự một phiên họp quốc hội vào dịp ông 90 tuổi, “Bởi ông đã hứa làm điều này. Ở tuổi 90, già yếu và mệt mỏi, ông Lý đã giữ lời có mặt nơi đây”.
Các nghị sĩ có mặt trong buổi tưởng niệm nhớ lại lời ông khi họ chuyển tới tòa nhà mới ngày 6/9/1999. Khi ấy, ông nói: "Tầm quan trọng của tòa nhà này sẽ không phụ thuộc vào kích cỡ hay vẻ tráng lệ của nó. Nó phụ thuộc vào chất lượng làm việc của những người đại diện cho nhân dân ở trong đó”.
Linh cữu ông Lý Quang Diệu được đặt ở tiền sảnh tòa nhà quốc hội, ngay chỗ cầu thang đi lên chứ không phải trong hội trường lớn. Linh cữu ông ở nơi này cho tới đêm 28/3 trước khi được hỏa táng sau lễ quốc tang./.

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.