WB cảnh báo gian lận trong hồ sơ dự thầu các dự án ODA

Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách khách hàng có khiếu nại trong danh mục đầu tư của WB tại Việt Nam
Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách khách hàng có khiếu nại trong danh mục đầu tư của WB tại Việt Nam
(PLO) - Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, thất thoát và tham nhũng là câu chuyện không riêng của quốc gia nào, vấn đề là Việt Nam phải thấy được thách thức và quyết liệt hơn nữa để tăng cường quản trị, thúc đẩy phát triển tại Việt Nam.
30 năm, 3 vụ tham nhũng 
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, trong gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA khoảng 80 tỷ USD, tuy nhiên trên thực tế những vụ việc tham nhũng, gian lận được phát hiện và xử lý trong thời gian qua chưa tương xứng với những đánh giá về mức độ rủi ro trong lĩnh vực này. 
Cho đến nay, những vụ việc có tính điển hình liên quan tới các dự án ODA không nhiều, có thể kể tới vụ án tại Ban Quản lý các dự án (PMU18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải từ năm 2005, vụ nhận hối lộ tại Dự án Đại lộ Đông - Tây (PCI) năm 2008 và gần đây nhất là nghi án hối lộ tại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (JTC) hiện đang trong quá trình điều tra làm rõ.
“Điều cần lưu ý là trong cả 3 vụ việc điển hình nêu trên, những nghi vấn tham nhũng, sai phạm không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý nguồn vốn ODA phát hiện mà do báo chí nước ngoài đưa tin (vụ việc PCI và JTC) hay vụ án PMU18 được cơ quan điều tra phát hiện từ một vụ án khác (cá độ bóng đá)”… - ông Lượng lưu ý.
Thông tin đưa ra tại Hội nghị cấp cao “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), WB tổ chức ngày hôm qua 20/1 cho thấy, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách khách hàng có khiếu nại trong danh mục đầu tư của WB tại Việt Nam. Ngành có khiếu nại nhiều nhất là giao thông.
Chuyên gia của WB chỉ ra những rủi ro mà Việt Nam cần phải đề phòng nhất, đó là gian lận hồ sơ dự thầu, thông đồng, sử dụng đại lý, tham nhũng và mâu thuẫn lợi ích. Những hành vi gian lận và tham nhũng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng và có thể xảy ra trong giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thực thi hợp đồng dự án.
“Văn phòng WB tại Việt Nam từ lâu đã quan ngại số lượng đơn khiếu nại và viện dẫn liên quan đến danh mục đầu tư tại Việt Nam. Chúng tôi đã đi tiên phong trong việc giữ cho các dự án của WB không có vấn đề tham nhũng” - ông Adu Gyamfi Abunyewa, chuyên gia đấu thầu cao cấp của WB phát biểu.
ODA không phải “tiền cho không, biếu không”
Chưa có một tổng kết đánh giá về các gian lận, tham nhũng thông qua giám sát, thanh tra, kiểm toán trong quá trình thực hiện các dự án ODA, tuy nhiên, từ báo cáo kết quả hoạt động 10 năm của Thanh tra Bộ KH&ĐT - cơ quan đầu mối của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA có thể thấy việc phát hiện gian lận, tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn là thách thức.
Ngoài sự phức tạp về kỹ thuật và quy mô vốn lớn là những đặc điểm chung của các dự án đầu tư hạ tầng, một trong những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động chống gian lận, tham nhũng tại các dự án ODA được chỉ ra là hạn chế về nhận thức.
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, trên thực tế, phần lớn ODA là tiền đi vay (có yếu tố nước ngoài) mà Việt Nam phải hoàn trả trong tương lai, Chính phủ cũng đã quy định chính sách quản lý ODA như đối với nguồn tiền từ ngân sách nhà nước (NSNN), tuy nhiên trên thực tế còn tâm lý coi tất cả các khoản ODA như viện trợ không hoàn lại, vì thế các địa phương, các bộ, ngành thường đặt mục tiêu được phê duyệt ODA là ưu tiên cao nhất mà chưa chú trọng đến yêu cầu phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Từ nhận thức đó dẫn tới quan điểm chỉ đạo của một số người đứng đầu địa phương hay bộ, ngành trong đấu tranh chống gian lận, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý sử dụng ODA, đó có thể là tâm lý hữu khuynh, lo ngại rằng khi những sai phạm bị phát hiện sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao và chính sách hợp tác phát triển ở cấp quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. 
Bên cạnh đó, thông lệ các hiệp định cung cấp ODA đều quy định rằng, khi các hành vi gian lận, tham nhũng được phát hiện thì số tiền sai phạm bị thu hồi sẽ được hoàn trả cho nhà tài trợ mà không thu về NSNN. “Những nguyên nhân này có thể tác động tới tâm lý của người đứng đầu cơ quan chức năng quản lý khi chỉ đạo thực hiện các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cũng như quan điểm xử lý sai phạm tại các dự án sử dụng ODA…”- ông Lượng nhận định.
Theo đề xuất của Thanh tra Chính phủ, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, thể chế, tăng cường hiệu lực thực tế của các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng ODA, cần thay đổi nhận thức về ODA cả ở cấp bộ, ngành và các địa phương, phải thực sự thay đổi tâm lý coi ODA là “nguồn viện trợ không hoàn lại” hoặc chí ít thì “đời mình chưa phải lo trả nợ” dẫn đến tình trạng “lobby ODA” để được triển khai các dự án không thực sự cần thiết hoặc buông lỏng công tác giám sát, kiểm tra trong triển khai các dự án… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.